MẠNH HOÁ HÀNH VI 1 Giới thiệu phương pháp

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 111)

1. Giới thiệu phương pháp

Mạnh hóa hành vi (behaviour Reinforcement là một loại kích thích gắn sau một hành vi đặc biệt nào đó, tạo thành một kết quả. Kết quả này dẫn đến hành vi đó càng dễ dàng xuất hiện trong tương lai, hoặc nâng cao tỉ suất phát sinh hành vi đó, quá trình này gọi là mạnh hóa hành vi.

Nhìn từ góc độ sử dụng vật kích thích mạnh hóa, có thể phân thành: Mạnh hóa dương tính và mạnh hóa âm tính. Cả 2 loại mạnh hóa này đều làm tăng thêm khả năng xuất hiện của hành vi, nhưng phân biệt khác nhau ở tính chất vật kích thích khi vận dụng làm mạnh hóa

“Mạnh hóa dương tính” là cung cấp sự vật liên kết ngẫu nhiên với hành vi mục tiêu, khiến cho người ta vui vẻ thích thú.

“Mạnh hóa âm tính” là triệt bỏ những sự vật và liên kết ngẫu nhiên với hành vi mục tiêu, khiến người ta đau khổ, chán ghét; từ đó nâng cao tỉ suất phát sinh hành vi.

Ví dụ 1:

Khi học sinh đang tập trung sức chú ý trên lớp học, GV mỉm cười với em và tuyên dương em. Đây chính là khả năng khiến cho học sinh đó càng tăng thêm sức tập trung chú ý. Vật kích thích “mỉm cười” này khiến cho học sinh vui vẻ, mạnh hóa hành vi tập trung sức chú ý (đây là mạnh hoá dương tính).

Ví dụ 2:

Lúc đang xem ti vi, màn hình tự nhiên mờ đi, Tiểu Trần lấy một mảnh giấy bạc đặt lên ăng ten, phát hiện hình ảnh lại rõ lên. Về sau, mỗi khi màn hình ti vi bị mờ, Tiểu Trần càng có khả năng biểu hiện hành vi đem giấy bạc đặt lên ăng ten.

Ở ví dụ này, “màn hình mờ” là vật “kích thích khiến người ta chán ghét”, nó khiến cho hành vi “đem giấy bạc đặt lên ăng ten” tăng thêm (đây là mạnh hóa âm tính).

Có một phương pháp mạnh hóa dương tính là nguyên tắc hai mặt, dùng hành vi có tỷ lệ phát sinh cao liên kết ngẫu nhiên với hành vi có tỷ lệ phát sinh thấp (cá nhân không thích nhưng lại là hành vi mục tiêu), từ đó làm tăng tỷ lệ phát sinh hành vi mục tiêu.

Ví dụ: cha mẹ yêu cầu con phải làm bài tập, khi nào xong mới cho con đi chơi với bạn, tức là đem kết quả của “hành vi tỷ lệ phát sinh cao” (đi chơi với bạn) liên kết ngẫu nhiên với “hành vi tỷ lệ phát sinh thấp” (hoàn thành bài tập). Kết quả liên kết cả hai hành vi trên làm mạnh hoá hành vi “làm bài tập”.

Đây chính là việc vận dụng nguyên tắc hai mặt này. Mạnh hoá âm tính: đề cập tới hai loại hình vi khác nhau Hành vi chạy trốn và hành vi phòng tránh

- Trong hành vi “chạy trốn”, thông qua một hành vi cụ thể nào đó để trốn tránh kích thích mà mình đáng ghét, từ đó mạnh hóa hành vi này.

- Trong hành vi phòng tránh, đối tượng thông qua hành vi nào đó, đề phòng trước sự xuất hiện của sự việc đáng ghét, từ đó mạnh hóa hành vi mục tiêu.

2. Thao tác chủ yếu

(1) Tuyển chọn vật làm mạnh hóa không phải do đặc điểm của đối tượng quyết định.

Lúc mạnh hóa dương tính, vật kích thích phải làm cho đối tượng vui vẻ, ưa thích. Lúc mạnh hóa âm tính, vật kích thích phải làm đối tượng đáng ghét.

Mà yêu cầu “yêu ghét” của mỗi cá nhân khác nhau, do đó khi tuyển chọn vật làm mạnh hóa phải tuỳ theo đối tượng.

(2) Xác định trình tự mạnh hoá, thực hiện mạnh hóa hành vi có thể liên tiếp, mà cũng có thể cách quãng, chỉ cần xuất hiện “hành vi mục tiêu” thì cung cấp ngay kích thích làm mạnh hóa. Thông thường lúc bắt đầu tập các hành vi, sau khi học được hành vi nào là có kích thích mạnh hoá liền và liên tục có hiệu quả cao.

(3) Điều chỉnh kịp thời: sau khi đã có ấn định kế hoạch thực thi mạnh hóa, cần theo dõi quan sát chặt chẽ để điều chỉnh kịp thời và thích đáng.

3. Ví dụ tiêu biểu

Ví dụ 1:

Một bà lão trong trại an dưỡng, trong một thời gian, bất cứ lúc nào nhìn thấy nhân viên, liền quở mắng, oán trách tất cả mọi vật xung quanh, nào là thức ăn, phòng ở và cả bệnh viêm khớp của bà. Dường như trong mắt của bà, không có gì là tốt cả.

Qua phân tích, mới phát hiện ra rằng lúc đầu bà cụ đã từng nói về những mặt rất tốt của viện dưỡng lão, nhưng chẳng ai để ý quan tâm tới nhưng khi bà vừa oán trách điều gì, nhân viên liền kiên nhẫn lắng nghe và an ủi bà. Tiếp đó, sự oán trách của bà ngày càng nhiều hơn (sự lắm nghe an ủi của nhân viên làm mạnh hóa dương tính hành vi oán trách của bà, tức là làm bà thích oán trách hơn). Nhưng như vậy sự mạnh hóa dương tính này không thỏa đáng yêu cầu của hành vi mục tiêu.

Về sau, bất cứ lúc nào, nếu cụ vừa đề cập tới những việc tích cực, là nhân viên lập tức mỉm cười với bà; đồng thời chú ý lắng nghe bà nói. Chỉ sau vài tuần tình hình đã thay đổi hoàn toàn.

Ví dụ 2:

Đây là một ví dụ tiến hành can thiệp với bé trai có hành vi tự làm thương tổn mình, không chơi đồ chơi.

Đặt bé ngồi trên ghế, để 2 chiếc xe tải đồ chơi lên bàn, có thể ghi lại thời gian bé nghịch xe. Nếu như đến thời gian nhất định, không dùng 2 tay chạm vào xe thì còi phát ra tiếng kêu. Sau khi kêu 3 giây, bé vẫn không chạm đến xe, nó sẽ bị điện kích lần đầu. Khi người can thiệp biết nó bị điện kích, liền đặt tay lên xe, chuông ngưng kêu. Vài lần như vậy, thằng bé học được cách không muốn bị điện kích phải làm cho còi xe không kêu; và chỉ có đặt tay lên xe thì moi chuyện đều êm. Dần dần thay xe tải bằng các đồ chơi khác, thằng bé cứ chơi đồ chơi không tái lại hành vi ban đầu nữa.

4. Những điều chú ý

(1) Phải khống chế “độ” làm mạnh hóa. Nếu “tước đoạt” vật mạnh hóa hành vi (tức là cách ly đối tượng với vật làm mạnh hóa) hoặc thỏa mãn vật mạnh hóa (tức là làm cho vật mạnh hóa trở nên bão hòa) - đều ảnh hưởng tới hiệu quả. Do đó phải nắm được “độ”

mạnh hóa. Phải biết điều chỉnh vật làm cho hành vi mạnh thêm ở mức vừa phải, tránh lực độ quá mạnh làm mất nhanh tính hấp dẫn.

(2) Sử dụng mạnh hóa âm tính phải thận trọng. Vì những kích thích đáng ghét sẽ ảnh hưởng tới thân thể và tinh thần của cá nhân con người, do đó hình thành phản xạ trốn tránh chuyển sang giai đoạn phản xạ phòng ngừa (phòng tránh).

(3) Chú ý kịp thời, nhất trí. Sau khi xuất hiện hành vi mục tiêu, việc sử dụng vật kích thích làm cho người ta thích, hay bỏ đi vật kích thích làm người ta chán ghét,..., đều phải có sự cân nhắc, kịp thời và nhất trí.

(4) Chú ý vận dụng kết hợp.

(5) Trong khi sử dụng các biện pháp can thiệp hành vi, có thể kết hợp sử dụng mạnh hóa dương tính với mạnh hóa âm tính. Đối với người đã trốn tránh hành vi của mình hoặc đã phòng tránh những kích thích đáng ghét rồi, thì cung cấp cho họ vật kích thích khiến họ vui vẻ thích thú để củng cố hành vi.

Một phần của tài liệu Liệu pháp hoá giải những ẩn khuất về tâm lý kiến văn, lý chủ hùng (Trang 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)