Gợi ý của Đạo luật Sarbanes-Oxley đối với hệ thống ERP

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 2250_011003 (Trang 131 - 135)

Đạo luật Sarbanes-Oxley đã có những gợi ý quan trọng đối với việc thiết kế hệ thống thông tin của các công ty giao dịch công khai. Để đáp ứng yêu cầu về báo cáo kiểm soát nội bộ, trước tiên công ty phải ghi lại các biện pháp kiểm sốt được áp dụng và sau đó xác minh rằng chúng khơng bị sai sót hoặc thao túng.

Hệ thống thơng tin tích hợp cung cấp các cơng cụ để thực hiện các kiểm soát nội bộ, miễn là hệ thống được cấu hình và quản lý một cách chính xác. Tuy nhiên, ngay cả khi Đạo luật Sarbanes-Oxley được thơng qua và sự sẵn có của cơng nghệ ERP hiện đại cũng không thể ngăn chặn loại gian lận ngấm ngầm và có hệ thống liên quan đến vụ bê bối Enron. Hệ thống ERP dựa trên cơ sở dữ liệu trung tâm với thơng tin chính xác. Hệ thống ERP khiến việc che giấu các giao dịch gian lận trở nên khó khăn và có lẽ các vấn đề của Enron sẽ rõ ràng hơn đối với các bên liên quan của công ty nếu công ty triển khai hệ thống ERP. Nhưng không chắc rằng một hệ thống ERP hoặc Đạo luật Sarbanes- Oxley có thể ngăn chặn mọi gian lận.

Lưu trữ vĩnh viễn (Archive)

Phần mềm SAP ERP cung cấp rất ít cách để xóa các mục. Dữ liệu chỉ được xóa khỏi hệ thống SAP ERP sau khi chúng đã được ghi vào phương tiện (sao lưu băng, DVD-R) để lưu trữ vĩnh viễn.

Hệ thống SAP ERP theo dõi thời điểm dữ liệu được tạo hoặc thay đổi.

132 / 189 SAP ERP có các cơng cụ quản trị người dùng tinh vi cho phép quản lý cấp quyền ở các mức khác nhau, đảm bảo rằng nhân viên chỉ có thể thực hiện các giao dịch cần thiết cho công việc của họ.

Trình tạo hồ sơ (Profile Generator) cung cấp một phương pháp đơn giản để chọn các chức năng mà người dùng được phép thực hiện.

Nhóm dung sai (Tolerance group)

Là một cách khác để đảm bảo nhân viên không vượt quá quyền hạn của họ trong các giao dịch tài chính, các cơng ty sử dụng hệ thống ERP có thể đặt giới hạn về quy mơ giao dịch mà nhân viên có thể xử lý. Trong hệ thống SAP ERP, điều này được thực hiện bằng cách sử dụng các nhóm dung sai, chẳng hạn như chèn sẵn các giới hạn về khả năng đăng giao dịch của nhân viên hoặc đặt giới hạn về giá trị $ cho một mục trong chứng từ cũng như tổng giá trị của chứng từ.

5.10 Câu hỏi ôn tập và bài tập Bài tập 1: Bài tập 1:

a. Tạo một tài liệu mô tả quy trình quản lý nợ hiện tại của Fitter. Viết tài liệu này để nó có thể được sử dụng để đào tạo một nhân viên mới trong quy trình quản lý nợ.

b. Tạo một phiên bản sửa đổi của tài liệu của bạn để phản ánh các cải tiến quy trình sẽ dẫn đến nếu Fitter thực hiện kiểm tra nợ bằng cách sử dụng một hệ thống thơng tin tích hợp.

Bài tập 2: Giả sử rằng bạn là người quản lý Phịng Kế tốn tại Fitter, nơi vẫn chưa có

hệ thống ERP. Bạn phải thực hiện những thay đổi nào trong thực tiễn kế toán của mình để cơng ty tn thủ Đạo luật Sarbanes-Oxley? Viết đề xuất cho người quản lý của bạn, phác thảo kế hoạch của bạn để sẵn sàng cho số lượng báo cáo bổ sung cần thiết. Đối với bài tập này, giả sử rằng Fitter khơng có hệ thống ERP.

Bài tập 3: Bài tập này kiểm tra sự hiểu biết của bạn về thông tin cần thiết để theo dõi

một đợt bán hàng thơng qua một chu trình bán hàng ERP gồm nhiều bước: đặt hàng, tìm nguồn cung ứng hàng tồn kho, giao hàng, lập hóa đơn và thanh toán. Giả sử rằng một đơn đặt hàng đã được đặt với công ty của bạn và được nhập vào hệ thống ERP của bạn. Các sự kiện sau sẽ diễn ra:

a. Hệ thống tự động kiểm tra nợ của khách hàng và thấy rằng nợ đó có thể chấp nhận được. Đơn đặt hàng được ghi lại cho ngày giao hàng được yêu cầu.

133 / 189 b. Hệ thống lập lịch trình sản xuất hàng hóa. (Khơng có đủ hàng tồn kho để vận chuyển từ kho.)

c. Hệ thống lập lịch đặt hàng nguyên liệu thô từ các nhà cung cấp để sản xuất hàng hóa đã đặt hàng.

d. Các ngun liệu thơ được tiếp nhận và lưu trữ.

e. Hàng hóa được sản xuất và dành riêng để vận chuyển cho khách hàng.

f. Hệ thống lên lịch giao hàng, và một hóa đơn được in và gửi kèm theo lơ hàng. Sau đó hàng hóa được đưa lên xe chuyển hàng.

g. Bộ phận Vận chuyển thơng báo cho Kế tốn chi tiết vận chuyển.

h. Một tháng sau, khách hàng gửi tiền thanh toán, được hạch toán vào sổ sách kế toán. Đối với mỗi sự kiện này, hãy liệt kê thông tin phải được ghi lại trong cơ sở dữ liệu chung. Bạn không cần phải biết cách sử dụng cơ sở dữ liệu để làm việc này, cũng như bạn không cần phải hiểu về sổ sách kế tốn. Ví dụ: đối với bước kiểm tra nợ, hãy nghĩ về những thông tin cần thiết để thực hiện kiểm tra nợ đối với một khách hàng nhất định.

Ở mỗi bước, mức độ tài sản của công ty tăng hay giảm? Ở mỗi bước, nghĩa vụ của công ty đối với các đơn vị bên ngoài thay đổi như thế nào? Ở mỗi bước, nghĩa vụ của các chủ thể bên ngồi đối với cơng ty thay đổi như thế nào?

Bài tập 4: Kịch bản thực hành các nghiệp vụ kế toán4

Nghiệp vụ 1: Ngày 10/01/2020, cấn trừ 5 triệu đồng trả trước với hóa đơn bán hàng cho

Lotte Gò Vấp.

- Ngày 07/01/2020: Lotte Gị Vấp thanh tốn 5 triệu tiền đặt cọc mua hàng qua tài khoản ACB VND.

- Kiểm tra báo cáo chi tiết cơng nợ của Lotte Gị Vấp sau khi cấn trừ.

Nghiệp vụ 2: Ngày 12/01/2020, mua xe ơ tơ Kia Cerato 2.0 bằng vốn tự có trị giá 740

triệu đồng.

- Xe sử dụng trong 10 năm cho ban lãnh đạo công ty. - Tính khấu hao TSCĐ T1 và T2/2020

- Khai thác các báo cáo liên quan

- Ngày 28/02/2019: Bán xe giá 700 triệu

134 / 189 - Phân tính các bút tốn phát sinh.

Nghiệp vụ 3: Ngày 14/01/2020, so sánh thực hiện và kế hoạch doanh thu tháng 01/2020.

- Ngày 31/12/2019: Lập kế hoạch doanh thu tháng 01/2020 cho doanh thu bán hàng, thành phẩm, dịch vụ.

- Hãy trình bày kế hoạch ngân sách của cơng ty mình đang áp dụng.

Nghiệp vụ 4: Ngày 15/01/2020, phân bổ các chi phí chờ phân bổ cho 01/2020.

- Hãy liệt kê các chi phí phát sinh cho trường hợp này. - Thực hiện việc phân bổ và giải thích chi tiết giải pháp.

Nghiệp vụ 5: Ngày 20/01/2020, thực hiện bút toán kết chuyển doanh thu - chi phí để

xác định lãi lỗ.

- Hãy liệt kê các tài khoản phát sinh cho trường hợp này. - Thực hiện việc kết chuyển và giải thích chi tiết giải pháp.

Nghiệp vụ 6: Ngày 25/01/2020, nghiên cứu chức năng Truy vấn chứng từ phát sinh

trong phân hệ GL. Tìm nhanh:

- Chứng từ phát sinh trong ngày 05/01/2020

- Chứng từ phát sinh có giá trị lớn hơn 10 triệu đồng. - Chứng từ phát sinh nợ chi phí 642000 đồng.

- Doanh số bán hàng của phòng kinh doanh

- Chứng từ phát sinh cho Cost Center - Phịng kế tốn tài chính

Nghiệp vụ 7: Ngày 31/01/2020, kết xuất và trình bày nội dung các báo cáo sau:

- Nghiên cứu cơng thức báo cáo tài chính động - Báo cáo cân đối phát sinh

- Báo cáo cân đối kế toán - Báo cáo kết quả kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

135 / 189

CHƯƠNG 6: QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG HỆ THỐNG

HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP Mục tiêu chương:

Sau khi học xong chương này, người học sẽ đạt được các kiến thức sau:

- Hiểu được tổng quan về quản lý nguồn nhân lực và các vấn đề có thể xảy ra đối với quy trình quản lý nguồn nhân lực của một tổ chức / doanh nghiệp.

- Nắm được các chức năng quản lý nguồn nhân lực chính trong hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU THAM KHẢO Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 2250_011003 (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)