Những quảng cáo truyền thông đa dạng (Rich Media Ads)

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing trực tuyến (E-marketing): Phần 2 (Trang 89 - 91)

Tất cả những quảng cáo trong danh mục này đều tương tác được, ít nhất là có thể kích vào. Bằng cách kích vào quảng cáo, người dùng được chuyển đến trang web của nhà quảng cáo đó, nơi mà giao dịch hay bất cứ mục đích nào khác thực sự đạt được. Một vài quảng cáo hiển thị nâng cao sự tương tác bằng cách bắt vị trí của chuột di trên trang web và tạo nên những chuyển động sinh động nhanh hơn sự tiếp cận của người dùng. Những quảng cáo khác có xây dựng những trò chơi. Còn những cái khác lại có những thực đơn trải xuống (menu), các ô đánh dấu (check box), và các hộp tìm kiếm (search box) để thu hút và ủy thác cho người sử dụng thao tác. Minh họa 10.6 hiển thị một quảng cáo biểu ngữ mà cho phép những người dùng tương tác bằng cách kích vào các mục từ một menu xổ xuống. Theo những người biên tập của Wikipedia, các quảng cáo truyền thông đa dạng thường sử dụng chuyển động Flash và nhiều thành phần khác để thu hút sự chú ý.

Minh họa 10.6: Quảng cáo tương tác của BuyComp

Nguồn: www.buycomp.com. Tất cả những dạng dưới đây đều là quảng cáo truyền thông đa dạng (theo www.wikipedia.com):

Quảng cáo biểu ngữ (Banner ad): một hình ảnh quảng cáo hoặc chuyển động được hiển thị trên một trang web, trong một ứng dụng (nhưlà Eudora), hoặc trong một thưđiện tử dạng HTML.

Quảng cáo xen kẽ (Interstitial ad): sự hiển thị của một trang web quảng cáo trước khi chủ đề yêu cầu xuất hiện.

Quảng cáo nổi (Floating ad): một quảng cáo mà di chuyển xuyên qua màn hình của người sử dụng hoặc nổi lên trên chủ đề.

Quảng cáo mở rộng (Expanding ad): một quảng cáo mà nó thay đổi được kích cỡ và có thể thay đổi chủ đề trên cùng một trang web.

Quảng cáo lịch sự (Polite ad): một phương pháp mà bằng cách nào đó một quảng cáo cỡ lớn được tải về trong những mẩu nhỏ hơn để tối thiểu hóa sự chen ngang vào chủ đề mà người dùng đang xem.

Quảng cáo hình nền (Wallpaper ad): một quảng cáo mà thay đổi hình nền của trang web đang xem.

Quảng cáo bịp bợm (Trick banner): một quảng cáo mà trông như một hộp thoại với các button. Nó giả vờ như một thông báo lỗi hay cảnh báo.

Quảng cáo xuất hiện bất ngờ (Pop-up): một cửa sổ mới mà mở ra ngay trước của sổ hiện tại, hiển thị một quảng cáo, hoặc toàn bộ trang web.

Quảng cáo xuất hiện phía sau (Pop under): tương tự như kiểu trên, ngoại trừ việc cửa sổ này xuất hiện đằng sau cửa sổ hiện tại, do vậy người dùng không thấy nó cho tới khi họ đóng một hay nhiều các cửa sổ hiện hành.

Quảng cáo video (Video ad): tương tự như một quảng cáo biểu ngữ, ngoại trừ việc thay vì một hình ảnh tĩnh hay động, thì hiển thị những video.

Quảng cáo bản đồ (Map ad): văn bản hoặc hình ảnh được gắn đường dẫn liên kết, xuất hiện trong hoặc trên một địa điểm trên một bản đồ trực tuyến, chẳng hạn như trên Google Maps.

Quảng cáo trên điện thoại di động (Mobile ad): một tin nhắn SMS hoặc một thông điệp đa phương tiện được gửi tới điện thoại di động của khách hàng.

Một mặt trái của các quảng cáo hiển thị có chuyển động và tương tác cao là chúng thường đòi hỏi băng thông rộng hơn. Luôn giữ cho kích cỡ của tệp quảng cáo nhỏ nhằm giảm thời gian mà chúng hiển thị. Các quảng cáo nhỏ thường xuất hiện trước hầu hết các chủ đề trên một trang web tải xuống. Do đó, quảng cáo đó hiển thị trên màn hình của người dùng chỉ trong giây lát. Những người dùng có thể không chờ đợi những quảng cáo lớn hiển thị để xem, nên thay vì vậy, họ sẽ theo một siêu liên kết để rời bỏ trang web trước khi quảng cáo đó được hiện lên – hiệu quả quảng cáo mất đi. Với băng thông được mở rộng và tốc độ đường truyền cao tới hầu hết mọi nhà, những quảng cáo tương tác sẽ trở nên quan trọng trong tương lai.

Một phần của tài liệu Bài giảng Marketing trực tuyến (E-marketing): Phần 2 (Trang 89 - 91)