Triệu chứng định khu tổn thương tủy:

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 56)

2. Triệu chứng.

2.2.3. Triệu chứng định khu tổn thương tủy:

+ Tổn thương CS-TS cổ cao (từ đốt sống cổ CI -CIV):

- Giai đoạn sốc tủy: liệt mềm (liệt ngoại vi) tứ chi. Rối loạn nghiêm trọng chức phận sống như nhịp tim chậm, thở khó khăn có khi ngừng thở. Có thể xuất hiện triệu chứng của hành tủy như: nấc, nói khó, nuốt khó, đồng tử không đều, không hội tụ được nhãn cầu (dấu hiệu nhãn cầu bơi).

- Giai đoạn sau sốc tủy: liệt cứng (liệt TW) tứ chi, tăng phản xạ gân xương, tăng trương lực cơ, xuất hiện phản xạ tự động tủy và phản xạ bệnh lý bó tháp với dấu hiệu Babinski (+).

+ Tổn thương CS-TS cổ thấp ( CV-DI):

- Giai đoạn sốc tủy: liệt mềm, liệt ngoại vi tứ chi, mất phản xạ gân xương và không có phản xạ bệnh lý bó tháp, dấu hiệu Babinski (-). Có thể gặp hội chứng Brown-Sequard do tổn thương nửa tủy với biểu hiện: phía bên tủy tổn thương liệt nửa người kiểu TW nhưng còn cảm giác đau, ở nửa ngưởi đối bên không liệt nhưng lại mất cảm giác đau .

- Giai đoạn sau sốc tủy: liệt ngoại vi 2 tay và liệt TW 2 chân với biểu hiện tăng phản xạ gân xương, phản xạ bệnh lý bó tháp (+) và xuất hiện phản xạ tự động tủy (rung giật bàn chân +).

+ Tổn thương CS -TS ngực cao ( DII-DIX ):

- Giai đoạn sốc tủy: liệt ngoại vi 2 chân, mất phản xạ gân xương, mất các loại cảm giác từ chỗ tổn thương trở xuống.

Khám và xác định vùng mất cảm giác đau có thể giúp người ta xác định được đoạn tủy và đốt sống tổn thương. Ví dụ: mất cảm giác đau từ liên sườn IV trở xuống là tổn thương đoạn tủy D5 (tương ứng với đốt sống DIII). Mất cảm giác đau từ bờ sườn trở xuống là tổn thương đoạn tủy D7-D8 ( tương ứng với đốt sống DV-DVI). Mất cảm giác đau từ ngang rốn là tổn thương đoạn tủy D9-D10 (tương ứng với đốt sống DVII-DVIII).

- Giai đoạn sau sốc tủy: liệt TW 2 chân, tăng phản xạ gân xương, phản xạ bệnh lý bó tháp và tự động tủy (+).

+Tổn thương CS-TS ngực thấp (DX-DXI):

- Giai đoạn sốc tủy: liệt ngoại vi 2 chân, mất cảm giác đau từ nếp bẹn trở xuống tương ứng với đoạn tủy D12-L1. Hay gặp hội chứng phúc mạc giả với biểu

hiện đau và chướng bụng là do liệt ruột cơ năng dễ nhầm với tổn thương cơ quan trong ổ bụng. Cần khám xét cẩn thận để không bỏ sót các thương tổn trong ổ bụng.

- Giai đoạn sau sốc tủy: liệt ngoại vi 2 chân, mất phản xạ gân xương, không có phản xạ bệnh lý bó tháp, 2 chân teo nhỏ và loét sớm vùng cùng-cụt.

+ Tổn thương CS-TS thắt lưng (từ DXII-SI):

Tủy sống đến bờ trên đốt sống LII thì hết và thót lại thành dây cùng (filum terminale). ống sống thắt lưng chứa các rễ thần kinh gọi là chùm đuôi ngựa. Khi tổn thương các rễ thần kinh sẽ gây hội chứng đuôi ngựa.

- Giai đoạn sốc tủy: liệt mềm 2 chân, mất cảm gíac từ nếp bẹn trở xuống, teo cơ nhanh và loét cùng-cụt sớm.

- Giai đoạn sau sốc tủy: biểu hiện hội chứng đuôi ngựa điển hình như liệt ngoại vi 2 chân, đặc biệt liệt nặng là 2 cẳng chân và 2 bàn chân. BN còn nhúc nhích co duỗi được 2 đùi. Mất cảm giác vùng “yên xe” tức là mất cảm giác đau xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục. Mất cảm giác đau từ gối trở xuống. Mất phản xạ gân xương. Rối loạn dinh dưỡng biểu hiện 2 chân teo nhỏ, loét sớm, để lâu bàn và ngón chân biến dạng, co quắp, da khô, móng chân giòn dễ gãy. Rối loạn cơ quan đáy chậu như mất cảm giác mót tiểu và nước tiểu không giữ được, đái dầm.

3. Chẩn đoán cận lâm sàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)