- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép
1. Kháng sinh.
Hàng rào máu-não là trở ngại lớn để kháng sinh tới được ổ viêm nhiễm ở sâu trong não, đặc biệt trong các trường hợp viêm màng não, viêm màng não mủ, áp xe não.
Do vậy việc điều trị các bệnh viêm nhiễm ở não phải đảm bảo những nguyên tắc sau đây:
+ Kháng sinh có thể qua được hàng rào máu-não (nhóm cephalosporin). + Kháng sinh có phổ tác dụng rộng nhưng độc tính thấp.
+ Đưa kháng sinh bằng nhiều đường: tĩnh mạch, bắp thịt và dịch não tủy.
1.1. Penicilin:
1.1.1. Nhóm beta - lactam:
Fleming S.A.(1881-1955) đã chiết xuất thành công penicilin từ nấm vào năm 1929 (nhận giải thưởng Nobel 1945) đã mở ra thời kỳ mới trong Y học. Song penicilin khi đó còn rất độc nên chưa được áp dụng trong lâm sàng. Mãi tới năm 1944 người ta mới chiết xuất được penicilin tinh khiết, không độc và chính thức đưa vào sử dụng rộng rãi trong lâm sàng
+ Tác dụng:
Tác dụng với vi khuẩn Gram (+) (như tụ cầu, liên cầu, phế cầu), với vi khuẩn Gram (-) (như lậu cầu, màng não cầu), với trực khuẩn uốn ván, trực khuẩn than, bạch hầu, hoại thư sinh hơi và xoắn khuẩn Leptospira, giang mai.
+ Chỉ định: các bệnh viêm xoang, thấp khớp cấp, giang mai, lậu, hoại thư sinh hơi, uốn ván và viêm màng trong tim.
Đối với viêm màng não, viêm màng não mủ (biến chứng của vết thương sọ não), trước đây người ta phải dùng liều cao từ 5 - 10 triệu đơn vị/ngày/tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, đồng thời đưa kháng sinh vào dịch não tủy (DNT). Nhưng hiện nay nhờ công nghệ phát triển, đã có kháng sinh phổ rộng có thể thấm được qua hàng rào máu-não nên việc dùng penecilin để điều trị các bệnh viêm nhiễm ở não còn được áp dụng rất ít trong lâm sàng.
+ Các loại penicilin và chế phẩm:
- Loại phổ hẹp: penicilin G; penicilin V và penicilin chậm.
- Loại diệt được vi khuẩn tiết beta-lactamaza có tác dụng trên tụ cầu đã nhờn với penicilin như penicilin M; oxacillin (bristopen); cloracillin.
- Loại phổ rộng: ampicillin; amoxylin.
- Loại diệt được trực khuẩn mủ xanh: ticarcillin; carbenicillin. + Tai biến:
- Sốc phản vệ: bệnh nhân có thể tử vong ngay sau tiêm. Mức độ nhẹ mẩn ngứa, nôn chóng mặt khó chịu. Do vậy cần phải thử phản ứng trước khi tiêm.
- Không được đắp penicilin lên tổ chức não vì gây co giật động kinh có thể chết người.
- Dùng liều cao kéo dài có thể gây đau đầu, hưng phấn thần kinh do ứ đọng amoniac ở não.
1.1.2. Nhóm cephalosporin:
+ Tác dụng: là kháng sinh phổ rộng tác dụng trên Gr (+) và Gr (-), ít gây độc hơn penicilin.
+ Chỉ định: nhiễm khuẩn huyết (do tụ cầu hoặc trực khuẩn Gr (-) như proteus, trực khuẩn coli); viêm phổi, viêm phụ khoa, bệnh lậu; viêm màng trong tim; viêm tai-mũi-họng. Đặc biệt thuốc qua được hàng rào máu não do đó dùng rất tốt trong các bệnh nhiễm khuẩn não màng não.
Sau đây là các dẫn xuất và thuốc được sử dụng trong lâm sàng:
Cephalosporin Dẫn chất Thuốc sử dụng trong lâm sàng
Cephalosporin (thế hệ I)
Cephalexin Ceporex; keflex; cephalexin; sporidex; servispor.
Cefalotin Intralotine
Cefazolin Intrazoline; kefzol; lyzolin.
Cefapirin Cephaloject.
Cephalosporin (thế hệ II)
Cefuroxime Zinnat; Zinacef.
Cefamandole Mandol
Cephalosporin (thế hệ III)
Cefotaxime Claforan; cefotaxime; petcef; lyforan; cefatral;
Kalfoxim; cefacron; larcefoksym; tirotax; ceforin;
Ceftazidime Fortum; kefadim; ceftum; ceftidin;
Ceftriaxone Rocephine; oframax; cyfoxone; lyfaxone; trizol;
Pacefin; rofine;
Cefoperazone Cefobis; medocef; cefoperazone
Cephalosorin (thế hệ IV)
Cefepime Axepim.
Nhóm cephalosporin không có tai biến gì đặc biệt, tuy nhiên để đảm bảo an toàn, nên thử phản ứng trước khi tiêm.
1.2. Kháng sinh loại aminoglicosid:
Gồm các thuốc: streptomycin; gentamycin; kanamycin; neomycin; amikacin; amiklin; likacin; nitilmicin; netromycin; tobramycin; nebcin.
Tất cả các kháng sinh này đều có những điểm chung giống nhau về cấu trúc hóa học và tính chất sinh học với biểu hiện:
+ Là kháng sinh phổ rộng tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gr (-). Đối với vi khuẩn Gr (+) tác dụng yếu hơn penicilin.
+ Không hấp thu bằng đường uống.
+ Độc với tai, thận. Không dùng cho phụ nữ có thai; người suy gan, suy thận.
1.2.1. Streptomycin:
Do Waksman S.A. (1888-1973) chiét xuất từ nấm (1944) và nhận giải thưởng Nobel năm 1952.
+ Chỉ định: điều trị các bệnh về lao (lao phổi; lao màng bụng; lao tinh hoàn) và một số bệnh khác như nhiễm khuẩn huyết; viêm màng trong tim do liên cầu; dịch hạch.
+ Chống chỉ định: không dùng cho người có phản ứng với streptomycin; không dùng cho phụ nữ có thai, người suy gan, suy thận.
+ Tai biến:
- Sốc phản vệ: có thể tử vong, do vậy cần phải thử phản ứng trước tiêm. - Mức độ nhẹ: mẩn ngứa; hồi hộp đánh trống ngực, đau thắt ngực; nặng hơn tổn thương dây thần kinh số VIII biểu hiện như ù tai, điếc, rối loạn tiền đình, chóng mặt.
+ Liều dùng: chỉ dùng duy nhất 1 gr/ngày/tiêm bắp thịt. Không được đắp streptomycin lên vết thương sọ não và vết bỏng. Có thể dùng để rửa bàng quang khi bị viêm; rửa màng phổi; màng khớp.
1.2.2. Các thuốc kanamycin; gentamycin; amikacin; amiklin: amikacin; amiklin:
+ Chỉ định: tác dụng chủ yếu với Gr (-), do vậy được sử dụng trong các trường hợp viêm bàng quang, thận, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi viêm phế quản; viêm màng bụng; viêm đường mật; kết hợp cùng penicillin điều trị viêm màng trong tim do liên cầu trùng.
+ Chống chỉ định: khi có phản ứng với các thuốc trên; khi có biểu hiện viêm dây thần kinh số VIII.
1.3. Kháng sinh thuộc nhóm macrolid:
+ Gồm các thuốc sau: erythromycin; oleandomycin; spiramycin (rovamycin); azithomycin (zitromax); roxythromycin (rulid, roxodrin); lincomycin (1962); clidamycin (1970).
+ Tác dụng của nhóm macrolid nói chung là kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và diệt vi khuẩn Gr (+), được chỉ định trong các bệnh về tai, mũi, họng (rovamycin); viêm bàng quang sinh dục; tuyến tiền liệt; viêm xương.
Người ta xếp lincomycin vào nhóm macrolid vì có phổ tác dụng và cơ chế tác dụng rất giống các thuốc nhóm macrolid mặc dù lincomycin có cấu trúc khác hẳn không giống cấu trúc macrolid. Lincomycin phân phối mạnh vào các mô kể cả xương và dịch sinh học (vào dịch não tủy thì rất kém). Do tác dụng trên Gr (+) đặc biệt với tụ cầu; liên cầu; phế cầu khi chúng có ở da, xương. Dùng lincomycin liều cao và kéo dài có thể gây viêm ruột già có giả mạc và ỉa chảy; có thể gây nhiễm nấm candida, biểu hiện buồn nôn và nôn. Không dùng cho người suy gan, suy thận.
1.4. Kháng sinh thuộc nhóm tetracyclin:
+ Gồm các thuốc sau: clotetracyclin (aureomycin, biomycin); oxytetracyclin (tetran, teramycin); tetracyclin, doxyclin.
+ Tác dụng: tác dụng trên Gr (+) và Gr (-); tác dụng trên trực khuẩn Gr (+) yếm khí và ái khí.
+ Chỉ định: trong các bệnh brucella; leptospira; ricketsia; viêm phế quản. + Độc tính: gây rối loạn tiêu hoá, buồn nôn và nôn. Gây thoái hoá mỡ ở gan khi dùng clotetracyclin. Không dùng cho phụ nữ có thai hoặc trẻ em dưới 7 tuổi vì thuốc ngấm vào men răng làm ảnh hưởng đến sự phát triển của răng. Không dùng cho người suy gan, suy thận. Thuốc có thể gây chóng mặt, mất thăng bằng, ù tai.
1.5. Kháng sinh thuộc nhóm quinolon:
Chỉ đề cập đến loại quinolon mới còn được gọi là “ thế hệ thứ 2” hoặc nhóm fluoroquinolon gồm các dẫn chất và các thuốc sau:
Dẫn chất Thuốc đang sử dụng trong lâm sàng
Dạng bào chế Viên (v) ống (ố) hoặc lọ Ciprofloxacin Ciprobay 500mg Lọ truyền t/m. Cifran Dung dịch nhỏ mắt Ciloxan Pefloxacin Peflacine 400 mg 400mg (ố) 400mg (lọ)/100ml Peflox 400 mg 400mg (ố)/tiêm t/m Lọ 100ml (400 mg) truyền t/m Ofloxacin Oflocet 200 mg 200 mg/40ml Ofloxacin; Ofus 400 mg 200 mg Zanocin Dung dịch nhỏ mắt
Norfloxacin Norbactin Urobacid Gatifloxacin Terquin Avelox 400 mg 400 mg
+ Tác dụng: tác dụng chủ yếu trên Gr (-) đặc biệt với trực khuẩn đường ruột.
+ Chỉ định:trong các bệnh nhiễm khuẩn tiết niệu; nhiễm khuẩn huyết; viêm màng trong tim; bệnh lậu; nhiễm khuẩn hô hấp.
+ Chống chỉ định: không dùng cho phụ nữ có thai, cho con bú và cho trẻ em dưới 15 tuổi; không dùng cho bệnh nhân suy gan, suy thận; bệnh nhân có biểu hiện động kinh.
+ Tác dụng phụ: có thể thấy buồn nôn và nôn, nổi mẩn ngứa.
1.6. Kháng sinh thuộc nhóm imidazol:
Dẫn chất metronidazol hay được dùng trong lâm sàng, gồm các thuốc sau: flagyl (viên uống); klion (viên) và dung dịch metronidazol truyền tĩnh mạch.
+ Tác dụng: tác dụng với vi khuẩn kỵ khí Gr (-) và Gr (+). Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và đạt nồng độ cao trong máu như khi tiêm tĩnh mạch. Thuốc được phân phối vào tất cả các mô trong cơ thể, đạt nồng độ cao trong dịch não tủy.
+ Chỉ định:nhiễm khuẩn đường ruột; áp xe não; viêm màng não mủ; viêm phổi; áp xe phổi; viêm phụ khoa, xương khớp và mô mềm; viêm màng trong tim.
Trong trường hợp áp xe não hoặc viêm màng não, nên kết hợp với nhóm cephalosporin và quinolon.
+ Tác dụng phụ: buồn nôn và nôn; chán ăn; viêm lưỡi, viêm miệng; tưa lưỡi và đi lỏng. Có thể viêm nhiều dây thần kinh ở chi. Không dùng cho bệnh nhân động kinh. Thuốc đào thải qua nước tiểu có màu xẫm.
1.7. Đưa kháng sinh vào dịch não tủy (DNT):
Vì hàng rào máu-não là cản trở lớn không cho thuốc vào được DNT bằng đường tiêm bắp hoặc tĩnh mạch, do vậy hạn chế kết quả điều trị đối với viêm màng não hoặc áp xe não.
Vì thế ngoài đường tiêm bắp và tĩnh mạch, người ta còn đưa kháng sinh vào DNT để điều trị những bệnh viêm nhiễm nặng ở não, màng não.
Theo tài liệu Nga (1966) người ta đã đưa kháng sinh vào DNT với các thuốc và liều lượng như sau:
+ Benzylpenixilin : trẻ em < 4 tuổi là 5000 đơn vị. trẻ 4 - 14 tuổi là 5000 - 8000 đơn vị. Người lớn 10.000 đơn vị.
+ Gentamycin: Trẻ em : 1 mg; người lớn: 5-10 mg.
+ Streptomycin: < 1 tuổi : 8 - 10 mg; < 2 tuổi: 10 - 25 mg. 4 - 14 tuổi: 25 - 50 mg; người lớn: 50 - 75 mg.
Khoa Phẫu thuật thần kinh - Bệnh viện 103 đã sử dụng gentamycin và streptomycin đưa vào DNT điều trị viêm màng não mủ cho hơn 100 trường hợp cho kết quả tốt mà không có biến chứng gì đặc biệt (không gặp trường hợp nào động kinh, điếc, ù tai, liệt 2 chi dưới như một số tài liệu nước ngoài).
Hiện nay, mặc dù kháng sinh tốt có thể vào được DNT bằng đường tiêm nhưng người ta vẫn kết hợp đưa kháng sinh vào DNT để điều trị viêm màng não nặng.