Điều trị và tiên lượng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 115)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

5.Điều trị và tiên lượng.

+ Chỉ định phẫu thuật tuyệt đối cho tất cả các bệnh nhân đã được xác định có u tủy.

+ Chỉ định tương đối với những trường hợp u tủy cổ cao quá lớn và bệnh nhân đến giai đoạn muộn, những bệnh nhân già yếu, những bệnh nhân có lao phổi tiến triển, những bệnh lý ác tính cột sống đã rõ ràng, di căn tràn lan.

+ Chỉ định mổ cấp cứu trong những trường hợp u bị tụt kẹt hoặc chảy máu trong u gây liệt chi, gây bí tiểu một cách đột ngột.

+ Điều trị ngoại khoa có kết quả tùy thuộc nhiều yếu tố trong đó việc chẩn đoán sớm là vô cùng quan trọng. Các tác giả trong và ngoài nước đều cho rằng: phẫu thuật vào giai đoạn đau rễ đem lại nhiều kết quả tốt.

Mục đích phẫu thuật là lấy bỏ toàn bộ u và hạn chế đến mức thấp nhất làm tổn thương tủy và rễ. Các trường hợp u màng tủy và u rễ thần kinh có khả năng phẫu thuật lấy bỏ trọn vẹn u. Một số u ác tính hoặc tiến triển ác tính thì lấy bỏ toàn bộ u là cực kỳ khó khăn.

Thời gian phục hồi vận động ít nhất là từ 3 tháng trở lên. Các tác giả thấy rằng: nếu bệnh nhân bị liệt không hoàn toàn thì thời gian có dấu hiệu phục hồi phải từ 2 tháng trở lên.

Tái phát của u tủy khoảng từ 3 - 4% tùy theo tính chất của u và quá trình phẫu thuật có lấy bỏ được hết tổ chức hay không.

Điều trị phục hồi sau mổ đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp bệnh nhân mau chóng trở lại cuộc sống đời thường, đồng thời tránh được các biến chứng như loét điểm tỳ, viêm phổi, viêm bàng quang, viêm thận, teo cơ cứng khớp...

Lao cột sống

1. Đại cương.

Lao cột sống là một bệnh nhiễm khuẩn xương khớp và đĩa đệm đặc hiệu do trực khuẩn lao (Bacille de Kock-BK) gây ra khu trú ở cột sống. Lao cột sống được Percival Pott mô tả đầu tiên (1779 - 1783) bao gồm 4 triệu chứng cổ điển là: mục xương (carie asseuse), bướu sống lưng (gibbosite), áp xe và liệt. Năm 1880, Kock tìm ra trực khuẩn lao. Năm 1910, Albee là người đầu tiên tiến hành phẫu thuật lao cột sống có ghép xương cố định phía sau.

Lao cột sống là bệnh thứ phát, chỉ xuất hiện khi cơ thể đã bị lao tiên phát (thường là lao phổi), đôi khi sau một bệnh lao thứ phát như lao tiết niệu-sinh dục. Đường truyền từ ổ lao tiên phát sang lao cột sống là đường máu.

Lao cột sống có thể xảy ra ở bất kỳ đốt sống nào. Trên một đốt sống nó có thể xâm nhập vào thân đốt sống hay cung sau, nhưng tuyệt đại đa số là ở thân đốt sống phía trước và đĩa đệm.

Lao cột sống chiếm tỉ lệ cao nhất trong lao xương khớp: 36.4% (Kocnhep), 40% (Génard Marchand). Tại Pháp lao cột sống ở người lớn chiếm 60,73% và ở trẻ em là 39,26%.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 115)