Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 192)

- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép

4. Thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt.

Có 2 loại thuốc kháng viêm giảm đau: - Loại không có steroid (non - steroid). - Loại có steroid.

4.1. Cơ chế gây viêm và gây đau:

Prostaglandin là chất chủ yếu gây nên viêm, gây đau và gây thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp cột sống nói riêng. Sự hình thành prostaglandin có thể tóm tắt như sau:

Các chất ngoại lai như: vi khuẩn, độc tố, hoá học, khi vào cơ thể sẽ kích thích gây rối loạn màng tế bào làm cho chất phospholipid ở màng tế bào (đặc biệt là màng tế bào bạch cầu) sẽ sinh ra acid arachidonic. Dưới tác dụng của các men cyclooxygenase chúng chuyển acid arachidonic thành chất prostaglandin (PG). Sự xuất hiện PG sẽ gây đau, viêm, sốt và gây ngưng tập tiểu cầu trong lòng mạch.

Các thuốc nhóm kháng viêm non-steroid khi vào cơ thể sẽ ức chế men cyclooxygenase làm cho men này không hoạt động, nhờ vậy mà acid arachidonic không chuyển hoá thành PG. Còn thuốc kháng viêm loại có steroid sẽ ức chế men phospholipase A2, không cho men này hoạt động (xem sơ đồ dưới

đây về sự hình thành prostaglandin). Phospholipides (của màng tế bào) Acide arachidonic Men Phospholipase A2 (+) Thuốc steroide ức chế (-) Men Cyclooxydase (+)

Do vậy các thuốc kháng viêm non-steroid đều có chung tác dụng là giảm đau, chống viêm, hạ sốt, chống thoái hoá khớp và chống đông vón tiểu cầu trong lòng mạch.

Quá trình thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp cột sống nói riêng dẫn tới 3 hiện tượng sau:

+ Làm hư hỏng mặt sụn của khớp.

+ Viêm xung quanh khớp và bao hoạt dịch. + Phát triển các gai xương (osteophytes).

Các thuốc kháng viêm non-steroid giúp cho các khớp không bị xung huyết,

bảo toàn được mặt sụn không bị phá hủy, không bị thoái hoá.

4.2. Các thuốc kháng viêm non-steroid:

+ Tác dụng phụ:

Các thuốc kháng viêm non-steroid đang được sử dụng hiện nay đều là các axit yếu, hấp thu nhanh qua ống tiêu hoá, được phân hủy ở gan và thải trừ qua thận. Tác dụng phụ có thể gặp như sau:

- Gây viêm loét dạ dày, tá tràng và ruột.

Niêm mạc dạ dày sản xuất ra prostaglandin, đặc biệt là prostaglandin E2 có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và niêm mạc đường tiêu hóa. Các thuốc non- steroid có tác dụng ức chế men cyclooxygenase nên không tạo thành prostaglandin, vì thế tạo điều kiện cho HCl và pepsin của dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Dùng kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh trung ương như hoa mắt, nhức đầu, ngủ gà, mất ngủ, trầm cảm, kích thích, ảo giác, thay đổi tâm thần.

- Mẩn ngứa, buồn nôn và nôn. - Hồi hộp đánh trống ngực.

+ Chỉ định:

- Viêm khớp mãn tính như: viêm đa khớp dạng thấp; viêm cột sống dính khớp. - Bệnh viêm khớp cấp tính.

- Thoái hoá khớp gây đau và biến dạng khớp gây tàn phế. - Viêm quanh khớp vai (viêm ngoài khớp).

Prostagladin

(chất gây đau, viêm, sốt, ngưng kết tiểu cầu trong lòng mạch)

Leucotriens

(gây hen suyễn do co thắt cơ phế quản; kích thích nhu động ruột) Nhóm

Non-steroide

- Bệnh gut.

- Đau cột sống cổ, ngực và thắt lưng do thoái hóa.

- Đau thần kinh tọa (thần kinh hông to) do thoái hoá cột sống.

- Giảm đau sau chấn thương, sau mổ, bong gân, bầm giập phần mềm do chấn thương.

- Giảm đau trong bệnh răng. + Chống chỉ định:

- Tiền sử dị ứng với các thuốc nói trên.

- Tiền sử có biểu hiện viêm loét dạ dày-tá tràng.

- Suy gan, suy thận

+ Nguyên tắc khi sử dụng thuốc là: uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích thích niêm mạc dạ dày. Uống nhiều nước khi uống thuốc; uống thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày như maalox, cimetidin.

+ Sau đây là các dẫn chất và các thuốc đang được sử dụng trong lâm sàng:

Dẫn chất Tên thuốc và hàm lượng Liều dùng/ngày

Axit salycilic Aspirin; aspirin pH8 (viên 0,5). aspégic (lọ 0,5 và 1 gr)

2 viên.

1 - 2 lọ/tĩnh mạch

Pyrazolon Phenylbutazol; antipyrin; Pyramidon.

Hiện nay không dùng vì gây giảm bạch cầu; suy tuỷ; đái máu…

Indol Indomethacin; indocid; indocin (viên 25 mg). 2 - 4 viên. Oxicam Piroxicam Felden 20 mg (ống); piroxicam; hotemin felxicam; neotica; piricam (viên 20 mg) 1 - 2 ống/tiêm bắp. 2 - 4 viên. Tenoxicam Tilcotil 20 mg (lọ) và viên. 1 lọ/tiêm bắp. 2 viên. Ibuprofen Advil (viên 200, 300,

400 mg) 2 - 3 viên. 2 - 3 viên. Naproxen Apranax (viên 275 và 550 mg); Apo-naproxen (viên 250, 350, 375, 500 mg) 2 - 4 viên.

Propionic Ketoprofen Profenid (lọ 0,1gr) Viên 50, 25 mg Apo-ketoprofen (lọ 0,1gr) Novo-keto-ec (viên) 1 lọ/tiêm bắp. 2 viên. Diclofenac Voltaren 75 mg (ố) - viên 50 mg Diclofenac 75 mg (ố) - viên 50mg Dicloberl 50mg (v)

Apo-diclo; Clofon; Clovanc (v)…

1 - 2 ố/tiêm bắp. 2 - 3 viên.

Axit Tiaprofenic Tiafen 300mg (viên) Surgam 500 mg(viên)

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)