Phương pháp điều trị TVĐĐ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 145)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

7. Phương pháp điều trị TVĐĐ.

7.1. Điều trị nội khoa:

Phải quan niệm rằng điều trị nội khoa TVĐĐ bao giờ cũng là phương pháp điều trị cơ bản đầu tiên. Có tới 80 - 90% điều trị nội khoa TVĐĐ có kết quả và điều trị nội khoa còn được củng cố tiếp tục sau khi đã điều trị ngoại khoa. Nguyên tắc điều trị nội khoa:

+Điều trị có hệ thống: bao gồm nhiều biện pháp bổ trợ lẫn nhau, kết hợp đông y và tây y như nghỉ ngơi, kéo giãn cột sống, thể dục liệu pháp, tắm hơi, tắm bùn, bơi nước, xoa bóp, châm cứu, vật lý trị liệu (dùng nhiệt, điện phân thuốc...). Dùng thuốc các loại chống viêm giảm đau loại steroit hoặc non-steroit (tiêm, uống), phong bế cạnh sống, ngoài bao cứng khi có chỉ định, có kỹ thuật an toàn.

+ Điều trị phải cơ bản: phải căn cứ tuổi bệnh, thể bệnh, cơ địa BN, trang thiết bị và trình độ khả năng bác sỹ mà đề ra phương pháp nào phù hợp nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Trong quá trình điều trị phải hạn chế tối đa những biến chứng do phương pháp điều trị đó gây ra cho người bệnh. Chống các hiện tượng điều trị sai nguyên tắc như nắn chỉnh bừa bãi gây tai biến, tai nạn cho BN. Chống lạm dụng thuốc tân dược để phong bế, chích thuốc bừa bãi gây áp xe cơ mông, áp xe ngoài bao cứng, chảy máu dạ dày và đường tiêu hoá, không quan tâm tới lợi ích của người bệnh. Chống hiện tượng điều trị nội khoa kéo dài, không tham khảo các đồng nghiệp ở các chuyên ngành thần kinh như nội, ngoại, cận lâm sàng thần kinh, để tìm giải pháp điều trị phù hợp nhất cho BN, nhất là BN khó, điều trị nội khoa kém hiệu quả.

7.2. Điều trị ngoại khoa:

7.2.1. Nguyên tắc:

+ Phải chỉ định chặt chẽ, không được mổ ép, mổ non, phải được điều trị nội khoa hệ thống, cơ bản trước nhưng không có kết quả và trước khi phẫu thuật phải chẩn đoán thật rõ ràng về lâm sàng và cận lâm sàng.

+ Chọn các kỹ thuật ngoại khoa phải phù hợp thể bệnh và tuổi bệnh, các biến chứng của bệnh để có kỹ thuật cho phù hợp, điều kiện thực tế để tránh tối đa biến chứng do phẫu thuật gây nên.

+ Luôn phải điều trị củng cố cho BN trước, trong và sau phẫu thuật bằng thuốc nội khoa.

+ Hướng dẫn vệ sinh phòng bệnh, vệ sinh lao động sau phẫu thuật tránh tai biến, tai nạn cho BN.

7.2.2. Chỉ định phẫu thuật:

+ Nhóm phẫu thuật cấp tính:

- TVĐĐ cấp tính gây liệt cơ nguyên nhân do đĩa đệm đè vào động mạch rễ tủy, cần giải phóng kịp thời.

- TVĐĐ gây hội chứng đuôi ngựa, liệt nhẽo 2 chi dưới, rối loạn cảm giác tầng sinh môn, rối loạn cơ tròn.

+ Nhóm phẫu thuật sớm: - TVĐĐ thể đau quá mức.

- TVĐĐ khám đã có liệt cơ ví dụ BN liệt cơ gấp duỗi cổ chân, đi lại khó khăn, có dấu hiệu cách hồi.

+ Nhóm phẫu thuật TVĐĐ thông thường (có chuẩn bị): BN đã điều trị nội khoa có hệ thống và cơ bản từ 1 - 2 tháng, khởi phát bệnh từ 1 năm trở ra, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, BN có nguyện vọng mổ.

7.2.3. Các phương pháp điều trị ngoại khoa chính: chính:

+ Các phương pháp kinh điển:

- Phương pháp phẫu thuật chỉnh hình (orthopedia).

- Phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh (decompression). - Phương pháp kết hợp cả chỉnh hình và giải phóng thần kinh.

Đường mổ: có thể đi đường trước và vào phía sau phúc mạc để lấy đĩa đệm. Có thể đi đường sau để lấy bỏ đĩa đệm giải phóng thần kinh. Có thể ghép xương tự thân hoặc một chất liệu khác sau khi lấy đĩa đệm.

+ Những phương pháp mới(một số trung tâm trong nước và trên thế giới đã và đang làm):

- Lấy đĩa đệm qua da tự động sử dụng nucleotomic (automatec percutaneous lumbar discectomy).

- Lấy đĩa đệm qua nội soi (percutaneous endoscopic discectomy).

- Dùng laser giải áp đĩa đệm (laser disk decompressing) có hoặc không có nội soi dẫn đường.

- Phương pháp hoá tiêu nhân (chemonucleolysis): cần nhớ rằng phương pháp này có chỉ định, kỹ thuật chặt chẽ. Nó chỉ được áp dụng cho các TVĐĐ mà giới hạn vòng xơ còn nguyên vẹn, không thể áp dụng cho mọi loại TVĐĐ vì rất nguy hiểm và tốn kém.

Tóm lại: khi chọn phương pháp điều trị cho BN phải khám xét kỹ lưỡng, phải có lương tâm của người thầy thuốc. Chống 2 khuynh hướng:

- Đề cao phương pháp điều trị nội khoa quá đáng. - Tuyệt đối hoá kết quả điều trị ngoại khoa.

Luôn biết dặn dò, hướng dẫn BN biết cách lao động, sinh hoạt, luyện tập để phòng bệnh TVĐĐ khi BN đến với thầy thuốc lần đầu do đau lưng hoặc sau phẫu thuật TVĐĐ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)