Khám thần kinh thực vật.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 163)

- Tốt: khi đưa thìa chạm vào miệng, bệnh nhân đưa môi ra đón thìa nước và há miệng ra (gọi là thì môi), khi đổ nước vào, bệnh nhân sẽ ngậm miệng

3. Khám thần kinh thực vật.

3.1. Hô hấp:

Rối loạn hô hấp (RLHH) được chia ra: RLHH trung ương và RLHH ngoại vi. + RLHH trung ương: do trung khu hô hấp ở hành tủy bị kích thích bởi chấn thương như sóng dịch não tủy, do phù não, giập não, chèn ép não do máu tụ; nếu tổn thương thân não tiên phát thì BN có thể ngừng thở ngay sau chấn thương.

Biểu hiện lâm sàng là thở nhanh nông có thể tới 30 - 35 hoặc 40 lần/phút. Càng thở nhanh tiên lượng càng nặng.

+ RLHH ngoại vi: do BN hôn mê, phản xạ ho và nuốt giảm, các chất tiết của đường hô hấp trên, chất nôn, máu chảy từ miệng và mũi xuống không được ho tống ra ngoài sẽ gây bít tắc đường hô hấp trên một cách từ từ. Biểu hiện thở khò khè, thở khó khăn và gắng sức, có dấu hiệu rút lõm hố thượng đòn.

Do đường hô hấp trên bị bít tắc nên thông khí kém, oxy vào phổi giảm, oxy máu giảm và tăng khí cacbonic. Khí CO2 tăng cao gây giãn mạch não, nước thoát khỏi lòng mạch vào gian bào gây phù não. Phù não tăng làm cho BN hôn mê ngày càng sâu hơn. Não thiếu oxy, chuyển hoá trở lên yếm khí dẫn tới tình trạng toan hoá não, tế bào thần kinh bị nhiễm độc, bị hủy hoại làm cho não tổn thương càng trầm trọng hơn và hôn mê càng sâu hơn.

Do vậy, việc trước hết là phải cắt bỏ được một trong các mắt xích quan trọng của vòng luẩn quẩn bệnh lý nói trên, nghĩa là phải giải quyết thông khí tốt ngay từ đầu, hút đờm rãi và mở khí quản sớm, thở oxy và chống phù não tích cực.

3.2. Mạch:

Mạch chậm trong CTSN được giải thích là do dây thần kinh X bị kích thích bởi tăng ALNS gây nên. Mạch chậm trong CTSN vừa có ý nghĩa chẩn đoán và tiên lượng

+ Mạch chậm dưới 60 - 50 lần/phút xuất hiện ngay giờ đầu sau chấn thương là do tổn thương thân não tiên phát, tiên lượng cực kỳ nặng.

+ Mạch chậm có ý nghĩa chẩn đoán MTNS là mạch chậm giảm dần từ 90, 80 xuống còn 60 - 50 lần/phút; đó là hậu quả của khối máu tụ hình thành và chèn ép não từ từ.

Nếu mạch chậm do máu tụ mà không được phẫu thuật kịp thời thì mạch chậm sẽ chuyển thành mạch nhanh nhỏ, yếu, não mất bù, tiên lượng cực kỳ nặng.

3.3. Huyết áp động mạch (HAĐM):

HAĐM tăng cao trong CTSN được giải thích là do tăng ALNS sẽ đẩy phần trên của thân não vào khe lều tiểu não làm cho HAĐM tăng cao.

Một số tác giả khác cho rằng: HAĐM tăng cao là phản ứng của hành tủy (hiệu ứng Cushing) sao cho áp lực động mạch thắng được ALNS để đưa máu tới não.

Về phương diện sinh lý học người ta thấy: trung khu điều hoà huyết áp và mạch nằm ở hành tủy, đó là một toán nhân (còn gọi là cột nhân) chạy dài nằm dọc hành tủy. Khi kích thích vào nửa cột nhân phía trên sẽ làm cho HAĐM tăng cao và mạch chậm lại; khi kích thích nửa cột nhân phía dưới sẽ làm cho HAĐM giảm thấp và mạch nhanh nhỏ.

Trong CTSN, khi nửa cột nhân trên bị kích thích bởi phù não hoặc do MTNS. sẽ làm cho HAĐM tăng cao và mạch chậm. Giai đoạn này các nhà lâm sàng cho rằng não còn khả năng thích ứng và bù trừ tốt. Nếu chèn ép não vẫn tiếp tục tăng cao sẽ đè ép nửa cột nhân dưới làm cho HAĐM giảm thấp và mạch nhanh nhỏ yếu, loạn nhịp. Giai đoạn này não mất khả năng thích ứng, mất bù, tiên lượng cực kỳ nặng.

Trong CTSN, tăng HAĐM vừa có ý nghĩa chẩn đoán và tiên lượng: nếu huyết áp tăng cao ngay ở giờ đầu sau chấn thương thì thường do tổn thương thân não tiên phát và tiên lượng nặng. ý nghĩa để chẩn đoán MTNS là HAĐM tăng cao từ từ.

Nếu phẫu thuật MTNS ở giai đoạn HAĐM tăng cao, não còn bù, còn thích ứng tốt thì tiên lượng thuận lợi hơn là khi HAĐM đã giảm thấp, não mất bù.

3.4. Nhiệt độ:

Nhiệt độ tăng cao chỉ có ý nghĩa tiên lượng, nói lên tổn thương não nặng, rối loạn trung khu điều hòa thân nhiệt vùng dưới đồi. Nhiệt độ có khi tới 40 - 410C kèm theo vã mồ hôi, rung cơ, tiên lượng nặng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)