Triệu chứng vết thương CS-TS.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 64)

3.1. Triệu chứng toàn thân:

+ Rối loạn tri giác (RLTG):

RLTG gặp chủ yếu trong vết thương CS-TS cổ cao, chiếm trên 50%; cổ thấp khoảng 25%, ngực cao 12%. VTCS-TS thắt lưng ít khi gặp RLTG.

RLTG biểu hiện từ trạng thái choáng váng cho đến mất ý thức ngắn trong khoảng thời gian vài phút đến vài giờ. RLTG với biểu hiện hôn mê ngay sau bị thương có thể do chấn động não kèm theo, do ức chế bảo vệ của vỏ não.

+ Rối loạn hô hấp (RLHH):

Vết thương CS - TS cổ cao (CI-CIV) thường biểu hiện RLHH nặng có thể ngừng thở ngay sau khi bị thương. Trường hợp nhẹ hơn, biểu hiện thở chậm, khó thở. Do các cơ hô hấp bị liệt nên thương binh không thể ho và tống các chất đờm rãi ra ngoài, vì thế hay gây ùn tắc đường hô hấp trên làm cho tình trạng chung của BN ngày càng trầm trọng hơn.

Các VTCS -TS ngực thấp và thắt lưng biểu hiện RLHH nhẹ hơn. + Thay đổi mạch và huyết áp động mạch (HAĐM):

Đặc điểm VTCS-TS cổ là mạch chậm có khi chỉ 40 - 50 lần/phút. HAĐM giảm thấp dưới 90/50 mmHg mặc dù không có mất máu do vết thương và không có chảy máu do tổn thương kết hợp các cơ quan khác. Đôi khi HAĐM giảm thấp kéo dài hàng tuần mặc dù truyền dịch và máu nhưng HAĐM không thay đổi (do sốc tủy gây nên). VTCS -TS ngực và thắt lưng thì sự thay đổi về mạch và huyết áp có khi không đáng kể thậm chí trong giới hạn bình thường.

+ Thay đổi nhiệt độ:

VTCS -TS cổ cao trong những giờ đầu, những ngày đầu sau bị thương nhiệt độ có thể giảm chỉ còn 340C - 350C, rất hãn hữu tăng lên tới 380C - 390C. Những ngày sau nhiệt độ cơ thể tăng cao là do phù tủy, do nhiễm trùng vết thương hoặc do viêm phổi, do loét, do viêm đường tiết niệu...

3.2. Triệu chứng thần kinh:

+ Giai đoạn sốc tủy: sốc tủy xảy ra ngay sau khi tủy bị tổn thương và kéo dài 3 - 4 tuần thậm chí lâu hơn. Tổn thương tủy càng nặng thì sốc tủy càng kéo dài. Biểu hiện sốc tủy là liệt mềm, mất tất cả các loại cảm giác và phản

xạ từ chỗ tổn thương trở xuống, rối loạn cơ thắt biểu hiện bí tiểu, rối loạn dinh dưỡng biểu hiện loét, phù chi thể...

+ Giai đoạn sau sốc tủy (sau 4 - 5 tuần hoặc lâu hơn): các phản xạ bệnh lý của tủy biểu hiện rõ hơn và lúc này mới phân biệt được liệt trung ương (TW) hay liệt ngoại vi:

- Liệt TW: biểu hiện liệt cứng, tăng phản xạ gân xương, phản xạ bệnh lý bó tháp với dấu hiệu Babinski (+), tự động tủy rõ, rung giật bàn chân (clonus +).

- Liệt ngoại vi: biểu hiện liệt mềm, mất phản xạ gân xương, không có phản xạ bệnh lý bó tháp, Babinski (-), không có tự động tủy, chi thể teo nhanh.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)