- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.
2. Phân loại TVĐĐ cổ.
Có một số phân loại chung:
+ Phân loại theo liên quan đĩa đệm thoát vị với tủy sống và rễ thần kinh: theo Rothman P.H và Marval J.P 1975 có 3 loại:
- TVĐĐ trung tâm chủ yếu chèn ép tủy sống gây hội chứng bệnh lý tủy là chính.
- TVĐĐ cạnh trung tâm: chèn ép cả tủy và rễ thần kinh gây hội chứng bệnh lý tủy kết hợp bệnh lý rễ thần kinh.
- TVĐĐ cạnh bên: còn gọi là TVĐĐ lỗ ghép, gây chèn ép rễ thần kinh là chủ yếu.
+ Phân loại theo bệnh sinh - bệnh căn:
Yumashev G.S; Furman M.E (1916); Yamano Y. (1985); Rothman R.H (1975) chia ra:
- TVĐĐ cứng (hard disc herniation): TVĐĐ hay mỏ xương hoặc đĩa đệm cốt hoá đè ép vào tủy rễ. Bệnh lý loại này mang tính chất mãn tính, TVĐĐ có thoái hoá đi kèm xảy ra chủ yếu ở người nhiều tuổi.
- TVĐĐ mềm (soft disc herniation): không hoặc có ít thoái hoá đi kèm, thường do TVĐĐ cấp tính sau chấn thương gây nên (thợ lặn, ngã, vật nặng rơi, tai nạn giao thông...).
+ Phân loại đĩa đệm thoát vị liên quan với dây chằng dọc sau: Wagner O.H. (1995) chia ra:
- TVĐĐ nằm dưới dây chằng dọc sau. - TVĐĐ xuyên rách qua dây chằng dọc sau.
Woad II G.W. (1992); Arcenia và Cimonescu (1973) chia 4 loại:
- Loại 1: phồng đĩa đệm (normal bulge): nhân nhầy còn nguyên vẹn nhưng nằm lệch vị trí vòng xơ rạn nứt phồng lên.
- Loại 2: lồi đĩa đệm (protrution): đĩa đệm đã xé rách vòng xơ nằm dưới dây chằng dọc sau gọi là tiền thoát vị.
- Loại 3: thoát vị thực sự (extrusion): nhân đĩa đệm đã chui một phần qua dây chằng dọc sau.
- Loại 4: TVĐĐ mảnh rời (sequestration): mảnh đĩa đệm đã rời khỏi đĩa đệm hoặc là nằm trước, sau dây chằng dọc sau di chuyển đi nơi khác (lên trên, xuống dưới ống sống; có trường hợp tưởng nhầm như u tủy (pseudo tumor), cá biệt xuyên thủng màng cứng đè vào rễ - tủy gây bệnh lý nặng nề. Tác giả Arcenia gọi những trường hợp đó là "đĩa đệm lang thang"- Micration (đĩa đệm di chuyển).