- Bấu đau: gạt tay đúng chỗ Bấu đau: gạt tay không đúng chỗ.
2. Phương pháp lâm sàng.
2.1.2. Các triệu chứng chủ quan khác:
+ Dị cảm: là cảm giác chủ quan của người bệnh không phải do kích thích từ bên ngoài vào. Biểu hiện dị cảm có thể là: tê tê, buồn buồn, nóng rát, kiến bò, kim châm... điển hình là hội chứng bỏng buốt (causangie - causis là bỏng, algos là đau). Có khi bỏng rát khu trú ở cùng dây thần kinh chi phối, cũng có khi vượt ra ngoài dây thần kinh chi phối mang tính chất "bít tất tay, bít tất chân". Nguồn gốc đau bỏng này được giải thích là do đứt quãng hay tổn thương không hoàn toàn đường dẫn truyền thần kinh kết hợp kích thích đó bằng đường thần kinh giao cảm. Theo M.I Axtratxaturop: đau cháy căn bản là do kích thích quá mức ở đồi thị.
Các bệnh lý có thể gặp hiện tượng bỏng buốt là: - U rễ thần kinh (neuvrinoma).
- TVĐĐ lâu ngày có viêm dính thần kinh, hoặc TVĐĐ lỗ ghép (hiếm). - Di chứng chấn thương cột sống - tủy sống: gây viêm dính rễ và màng tủy...
Đôi khi vị trí của dị cảm ban đầu gợi ý cho người ta vị trí rễ thần kinh hoặc khoanh tủy bị tổn thương, ví dụ: dị cảm xuất hiện ở vùng ngón 1 bàn chân, mu chân và mặt ngoài cẳng chân tương ứng với rễ L5. Nếu dị cảm ở ngón 5 bờ ngoài mu chân và mặt sau ngoài cẳng chân tương ứng với rễ S1.
+ Bại yếu chân, tay một bên, hai bên đột ngột hoặc từ từ tùy theo rễ thần kinh và khoanh tủy bụng với mức độ bệnh lý và tính chất bệnh lý quyết định.
+ ảnh hưởng của bệnh lý tới lao động, sinh hoạt của người bệnh. Lưu ý những rối loạn về bài tiết phân và nước tiểu như: bí hoặc són... những triệu chứng này sẽ giúp cho tiên lượng bệnh lý.
2.1.3. Tiền sử:
+ Nghề nghiệp liên quan tới bệnh lý: những lao động nặng như: bốc vác, lái xe liên quan đến chấn thương hoặc vi chấn thương là tiền đề thuận lợi của thoái hoá cột sống và trong những hoàn cảnh nhất định có thể gây nên TVĐĐ.
+ Các bệnh lý khác kết hợp (u tủy nguyên phát hay là di căn của ổ nguyên phát khác, lao cột sống và lao thứ phát...).
+ Đặc điểm tâm lý nhân cách bệnh nhân.