Biến chứng của tăng ALNS.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 93)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

5. Biến chứng của tăng ALNS.

5.1. Mất thị lực:

Do phù đĩa thị lâu ngày dẫn tới teo gai thị thần kinh và mất hoàn toàn thị lực 2 mắt, hay gặp trong tràn dịch não bẩm sinh.

5.2. Thiếu máu não:

ALNS tăng cao sẽ chèn ép động mạch não làm cho áp lực tưới máu não (ALTMN) giảm, não thiếu oxy, phù não tăng lên. áp lực tưới máu não (cerebral perfusion pressure) là hiệu số giữa huyết áp động mạch (HAĐM) và ALNS:

ALTMN = HAĐM - ALNS

Bình thường ALTMN là 90-100 mmHg mới đảm bảo được lưu lượng máu qua não là 54 ml/phút. Khi ALNS tăng cao thì HAĐM cũng tăng cao nhờ phản ứng tự điều chỉnh của cơ thể (phản ứng Cushing) để đảm bảo cho cung lượng máu tới não. Nhưng nếu ALNS tăng cao mà HAĐM lại giảm thấp thì ALTMN không đảm bảo cung cấp máu cho não, não thiếu oxy, phù não tăng lên, não mất bù, tiên lượng xấu.

5.3. Tụt kẹt não:

+ Là biến chứng rất nặng đe doạ tử vong. Nếu ALNS tăng cao ở một bên bán cầu đại não (như u não, máu tụ...) sẽ đẩy thùy thái dương vào khe Bichat (khe Bichat được tạo bởi bờ tự do của lều tiểu não và cuống não), ép vào cuống não và thân não, biểu hiện: giãn đồng tử cùng bên, liệt 1/2 người đối bên, rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch (thở nhanh nông 35 - 40 lần/phút, mạch nhanh nhỏ yếu, huyết áp tụt...).

+ Đẩy hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm: ALNS tăng cao ở 2 bán cầu sẽ đè ép não theo trục và đẩy hạnh nhân tiểu não vào lỗ chẩm gây chèn ép hành tủy, biểu hiện: rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch, ngừng thở, mạch nhanh nhỏ, yếu và rời rạc đe doạ ngừng tim (hình 1).

Hình 1:

Hình ảnh máu tụ dưới màng cứng và dấu hiệu

tăng ALNS gây tụt kẹt não.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)