Xử trí cấp cứu và theo dõi.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 166)

- Tốt: khi đưa thìa chạm vào miệng, bệnh nhân đưa môi ra đón thìa nước và há miệng ra (gọi là thì môi), khi đổ nước vào, bệnh nhân sẽ ngậm miệng

3. Xử trí cấp cứu và theo dõi.

Sau khi khám cấp cứu CTSN cần đi tới kết luận là BN có cần phải mổ cấp cứu không ? nếu không, BN cần được điều trị nội khoa và tiếp tục theo dõi để phát hiện máu tụ nội sọ có thể xuất hiện muộn.

3.1. Phẫu thuật cấp cứu:

3.1.1. Máu tụ nội sọ:

nếu trên ảnh CLVT thấy khối máu tụ lớn thì cần phải tiến hành mổ cấp cứu. có thể khoan một lỗ rồi sau đó gặm rộng xương sọ hoặc mở nắp hộp sọ. Sau khi lấy hết máu tụ nắp hộp sọ có thể được đậy trở lại. Nếu không có CLVT hoặc chụp ĐMN, khi nghi ngờ máu tụ nội sọ thì có thể khoan thăm dò máu tụ. Vị trí khoan thăm dò thường ở chính giữa và phía trên xương gò má (zygoma) 2 - 3 cm. Vị trí này tương ứng với động mạch màng não giữa. Nếu máu tụ NMC, sau khi khoan hết xương sẽ nhìn thấy máu tụ màu thẫm đen; nhưng nếu máu tụ DMC thì sẽ thấy màng não cứng màu xanh thẫm; nếu không thấy máu tụ NMC hoặc DMC và khi nghi ngờ máu tụ trong não thì có thể chọc thăm dò bằng kim Troca vào tổ chức não nơi nghi ngờ có máu tụ.

Nếu khoan thăm dò ở vị trí trên mà không thấy máu tụ thì cần khoan thăm dò ở vị trí thứ 2 đó là vùng trán, hoặc vùng đỉnh.

Khi thấy máu tụ thì phải bơm rửa và hút bỏ máu tụ, tìm nguồn chảy máu và đốt điện cầm máu.

3.1.2. Chấn thương sọ não mở:

Tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt, cắt bỏ tổ chức phần mềm giập nát, lấy bỏ xương gãy rời và dị vật, bơm rửa để chất não nát chảy ra ngoài. Sau khi lấy hết dị vật và não nát, tiến hành khâu kín màng não cứng nếu có chỉ định.

3.1.3. Vỡ lún xương sọ:

Vỡ lún xương sọ có chỉ định phẫu thuật nhấc bỏ xương lún để tránh những di chứng sau này như động kinh, rối loạn tâm thần, áp xe não...

ở trẻ nhỏ có thể nâng xương lún tương đối dễ dàng, nhưng ở người lớn thì nhiều khi nâng xương lún rất khó khăn, khi đó phải khoan một lỗ bên cạnh bờ xương lún rồi gặm xung quanh và nhấc bỏ xương lún. Chú ý xương lún ở gần xoang tĩnh mạch dọc trên, xoang tĩnh mạch chẩm ngang, hội lưu Herophin... khi nhấc mảnh xương lún có thể làm tổn thương xoang tĩnh mạch, gây chảy máu dữ dội.

3.2. Theo dõi ý thức:

Những trường hợp không mổ cần được theo dõi tri giác một cách chặt chẽ, cứ 30 - 60 phút/lần để phát hiện trường hợp máu tụ xuất hiện muộn.

Hiện nay người ta theo dõi tri giác theo bảng chia điểm Glasgow (năm 1973, Teasdan và Jennet ở Glasgow đã đưa ra bảng theo dõi tri giác có cho điểm gọi là bảng Glasgow: Glasgow Coma Scale). Bảng Glasgow dựa vào 3 đáp ứng là mắt-lời-vận động, cụ thể như sau:

Đáp ứng Điểm Mắt (E: eyes): - Mở mắt tự nhiên - Gọi: mở. - Cấu: mở. - Không mở. 4 3 2 1 Trả lời (V: verbal): - Nhanh, chính xác. - Chậm, không chính xác. - Trả lời lộn xộn.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)