Phẫu thuật kỳ hai:

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 81)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

7.1.2.Phẫu thuật kỳ hai:

7. Điều trị tổn thương dây thần kinh ngoại vi.

7.1.2.Phẫu thuật kỳ hai:

Bao gồm: phẫu thuật kỳ hai sớm vào thời điểm 3 - 4 tuần đầu sau khi dây TK bị tổn thương và phẫu thuật kỳ hai muộn trong thời gian 3 - 4 tháng đầu sau khi dây TK bị tổn thương.

Phẫu thuật kỳ hai muộn bao gồm: gỡ dính dây TK; khâu nối dây thần kinh và ghép dây thần kinh.

+ Gỡ dính dây thần kinh(neurolyse):

Gồm 2 kỹ thuật: gỡ dính ngoài dây và gỡ dính trong dây thần kinh: - Gỡ dính ngoài dây: là gỡ dính dây TK ra khỏi khối xơ sẹo; ra khỏi chỗ xương can gây đè ép. Sau khi dây TK đã được gỡ dính và cắt bỏ tổ chức xơ sẹo, người ta đặt dây TK vào vị trí mới và để tránh dính lại người ta dùng cân đùi để bọc quanh dây TK.

- Gỡ dính trong dây (còn gọi là gỡ dính trong bao): là mở bao dây TK và gỡ dính các bó TK bị tổn thương ở trong dây (hình 6). Sau khi các bó TK được gỡ dính, người ta cắt bỏ chỗ tổn thương rồi nối tận-tận các bó lại với nhau. Nếu sau khi cắt mà 2 đầu giãn cách lớn > 1,5 cm không có khả năng kéo sát 2 đầu lại với nhau được thì phải “bắc cầu” nối 2 đầu các bó lại với nhau bằng kỹ thuật ghép dây TK.

+ Khâu nối tận-tận 2 đầu dây thần kinh:

Nếu dây TK bị đứt tạo thành u xơ thần kinh ở 2 đầu đứt. Sau khi cắt bỏ u mà giãn cách 2 đầu không lớn (< 0,5 cm) và khi kéo 2 đầu lại với nhau không làm căng dây, thì có thể tiến hành đặt các mũi khâu vào bao ngoài của dây TK để nối tận-tận 2 đầu dây TK với nhau (hình 7).

Sau khi khâu nối phải cố định chi thể ở tư thế chùng dây TK từ 10- 14 ngày, sau đó cho tập vận động nhẹ nhàng kết hợp với vật lý trị liệu.

Nhược điểm của kỹ thuật này là nhìn bên ngoài dây thần kinh sau khi khâu nối rất đẹp, nhưng bên

Hình 7: Khâu nối tận-tận

Hình 6:

Gỡ dính các bó thần kinh ở trong dây.

1. Các bó thần kinh đã gỡ dính. 2. Cắt và ghép các bó thần kinh.

trong các bó TK không cùng hướng có thể chồng lên nhau. Do vậy sự phục hồi chức năng của dây TK dễ bị thất bại.

+ Ghép dây thần kinh tự thân:

Khi mất đoạn dây TK > 1,5 cm mà mọi biện pháp làm chùng dây TK lại nhưng không kết quả, không đưa sát 2 đầu dây lại với nhau được, người ta phải tiến hành “bắc cầu” nối 2 đầu đứt lại với nhau bằng đoạn dây TK tự thân, gọi là ghép dây thần kinh tự thân (hình 8).

Kỹ thuật Millesi: sửa 2 đầu dây TK bị đứt, cắt bỏ u xơ 2 đầu cho tới tận bó lành; cầm máu ở trong dây TK bằng đốt điện lưỡng cực.

Lấy dây TK để chuẩn bị ghép: thường lấy dây TK bì cẳng chân (n. suralis); tiến hành ghép nối các bó TK lại với nhau dưới kính vi phẫu, bằng chỉ 10/0 và bộ dụng cụ chuyên khoa.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 81)