Viêm tắc tĩnh mạch trong não:

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 107)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

5. Chẩn đoán phân biệt.

5.2. Viêm tắc tĩnh mạch trong não:

Do tế bào mủ di chuyển trong máu tới tĩnh mạch trong sọ hoặc tế bào mủ qua tĩnh mạch trong xương sọ (xoang xương) đi vào gây tắc các tĩnh mạch trong não hoặc gây viêm tắc các xoang tĩnh mạch dọc trên hay xoang ngang... biểu hiện: hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc nặng, sốt rất cao và rét run. Các tĩnh mạch da đầu và tĩnh mạch ở mặt nổi giãn to, phù kết mạc mắt và có thể thấy mắt lồi nhẹ; liệt các dây thần kinh sọ não như dây III, dây IV và dây VI. Tiên lượng rất nặng.

5.3. U não:

Có biểu hiện hội chứng tăng ALNS; hội chứng thần kinh khu trú. Có thể sốt nhẹ nhưng phần lớn BN không sốt; xét nghiệm máu BC không tăng, tốc độ máu

lắng không tăng. DNT trong, tăng protein, BC bình thường (phân ly albumin và tế bào). Chẩn đoán quyết định nhờ CLVT.

6. Điều trị.

6.1. Điều trị nội khoa:

Chỉ định đối với ổ áp xe nhỏ và ở sâu (một ổ hoặc nhiều ổ); áp xe não đã vỡ gây viêm màng não mủ lan tràn; tình trạng BN quá yếu không cho phép phẫu thuật.

Nguyên tắc chung là kháng sinh mạnh, phổ tác dụng rộng, phối hợp nhiều kháng sinh có tác dụng với vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). Kháng sinh thường được dùng là nhóm cephalosporin thế hệ 3 hoặc 4 kết hợp với nhóm quinonone cụ thể như sau:

Nhóm cephalosporin: ceftriaxone (thế hệ 3 hay dùng trong lâm sàng là rocephine); cefedim (thế hệ 4 hay dùng trong lâm sàng hiện nay là axepim). Kết hợp với nhóm quinonone như peflox (thuốc hay dùng trong lâm sàng là peflacin 0,4  2 - 3 ống pha trong 200 ml glucose 5% truyền nhỏ giọt tĩnh mạch. Có thể truyền metronidazone kết hợp.

Ngoài kháng sinh ra cần phải điều trị chống phù não, nuôi dưỡng và săn sóc BN chống viêm phổi do nằm lâu, chống loét; cho thuốc an thần, giảm đau và hạ sốt.

6.2. Phẫu thuật:

Có 3 phương pháp: chọc hút; dẫn lưu và lấy toàn bộ bọc áp xe não.

6.2.1. chọc hút ổ áp xe não:

Là phương pháp thông dụng nhất hiện nay. Ưu điểm của phương pháp này là không gây tổn thương nhiều tổ chức não lành. Chỉ định khi ổ áp xe lớn ở sâu trong tổ chức não, ổ áp xe nhiều ngăn, khi tình trạng bệnh nhân quá nặng. Nhược điểm của phương pháp này là không lấy triệt để nên dễ tái phát.

+ Kỹ thuật: sau khi khoan một lỗ xương rộng 2 - 3 cm. Mở màng não cứng. Dùng kim dài 10 - 15 cm (kim chọc OSTL) có đường kính nòng 1 mm. Tốt nhất là chọc áp xe dưới sự hướng dẫn của màn hình. Nếu không có cần phải xác định toạ độ để chọc cho chính xác vào ổ áp xe.

Cần che phủ tốt để khi rút thông kim mủ không lan tràn ra tổ chức não lành. Sau khi hút hết mủ có thể bơm rửa bằng dung dịch kháng sinh (gentamycine). Sau khi bơm rửa xong rút kim và đóng vết mổ bằng các mũi chỉ thưa.

Sau 3 - 5 ngày kiểm ta lại bằng CLVT, nếu còn ổ áp xe thì có thể chọc hút qua da lần 2 hoặc lần 3 (theo tài liệu nước ngoài có thể chọc hút 4 - 5 lần). Kháng sinh toàn thân cùng các biện pháp điều trị như nói trên.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)