Thuốc an thần, chống co giật, động kinh.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 189)

- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép

2. Thuốc an thần, chống co giật, động kinh.

Ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường của người và động vật. Giấc ngủ rất cần thiết để bảo vệ và phục hồi chức phận tế bào thần kinh sau những giờ làm việc căng thẳng và mệt mỏi.

Sự điều hòa giấc ngủ thuộc về vùng dưới đồi (hypothalamus) và thể lưới nằm ở thân não. Thể lưới kéo dài từ hành não đến trung não (diencephale), gồm 2 phần: phần trước (phần đi lên) có tác dụng hoạt hoá và phần sau (phần đi xuống) có tác dụng ức chế vỏ não.

Giấc ngủ được thực hiện khi thể lưới bị ức chế, không thu nhận kích thích bên ngoài cũng như bên trong cơ thể.

Do vậy, mất ngủ có thể do: + Sự ức chế thể lưới không đủ.

+ Hoặc do sự kích thích (hưng phấn) quá mức (hyperexcitabilite) chẳng hạn như uống càphê, hút thuốc lá, đau răng hoặc suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, lo lắng, sợ sệt, bực tức.

Thuốc an thần (đặc biệt là thuốc ngủ) có tác dụng lên thể lưới bằng cách ức chế và kìm hãm những kích thích từ bên ngoài đi qua thể lưới lên vỏ não và tạo nên giấc ngủ giống như giấc ngủ sinh lý.

2.1. Dẫn chất benzodiazepine:

+ Thuốc hay dùng trong lâm sàng: diazepam (seduxen; valium); tranxen; noctran và stilnox (zolpidem).

+ Tác dụng: an thần, gây ngủ, chống co giật và giãn cơ. + Chỉ định:

- Khi bồn chồn lo lắng, mất ngủ: uống 1 viên vào buổi tối trước khi đi ngủ. - Co giật động kinh hoặc co giật tủy sau chụp tủy cản quang hoặc bệnh lý tủy: tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 ống seduxen hoặc valium loại 10mg.

- Bệnh nhân dãy dụa kêu la sau chấn thương sọ não, sau mổ sọ não. Khi chắc chắn không có máu tụ nội sọ thì có thể dùng liều đông miên gồm các thuốc sau: promedon + amynazin + pipolphen. Trộn lẫn 3 thuốc trên, có thể tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch hoặc cho nhỏ giọt tĩnh mạch.

2.2. Barbiturat:

+ Thuốc dùng trong lâm sàng: phenobarbital (ống tiêm); gardenal (viên và ống tiêm); veronal; luminal (viên).

+ Tác dụng: là thuốc gây ngủ và chống động kinh có hiệu quả. Thuốc hấp thu nhanh và phân phối ở hầu hết các cơ quan nhưng tập trung chủ yếu ở não, gan và thận.

+ Chỉ định: chống động kinh (gardenal 0,1  1 viên/ngày; uống 7 - 10 ngày).

+ Nguyên tắc dùng thuốc chống động kinh là: tăng liều một cách từ từ và khi đạt hiệu quả cắt cơn thì duy trì từ 5 - 10 ngày; sau đó uống giảm liều rồi ngừng uống thuốc. Không được ngừng uống thuốc đột ngột, có thể xuất hiện cơn động kinh liên tục.

Cấp cứu động kinh nên tiêm gardenal 0,1  1 ống (bắp thịt hoặc tĩnh mạch).

Hội nghị Quốc tế về chấn thương sọ não tổ chức tại CHLB Đức (1981) và tại Anh (1982) đều cho rằng: barbiturat có tác dụng bảo vệ não khỏi bị thiếu máu và có tác dụng làm giảm áp lực nội sọ. Do vậy người ta khuyên nên dùng barbiturat trong CTSN nặng. Einsenberg H.M. (1988) đã dùng barbiturat liều cao cho bệnh nhân CTSN nặng và kiểm tra áp lực nội sọ (ALNS) nhận thấy: ALNS giảm nhiều so với nhóm không dùng barbiturat là 2:1 và biến chứng tim mạch ít hơn nhiều so với nhóm không dùng barbiturat là 4:1.

+ Ngoài các thuốc chống động kinh kinh điển nói trên, hiện nay còn có nhiều thuốc chống động kinh khác như:

- Deparkin: viên nén 200 mg. Chỉ định cho động kinh toàn thể và động kinh cục bộ; sốt cao co giật.

- Tegretol - Trileptal

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)