Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng chính.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 142)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

5. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng chính.

Về chẩn đoán cận lâm sàng có các phương pháp chính sau:

5.1. Chụp phim cột sống thắt lưng thường(spondylography):

Nếu chụp phim cột sống thường bằng phim lớn có thể lấy hết cả ổ bụng, hệ tiết niệu, toàn bộ khung chậu và 2 khớp háng. Lấy chiều dài từ DXII đến hết cùng, cụt... (trước khi chụp cần được thụt tháo kỹ thì càng tốt), nhằm tránh sự lầm, sót (vì đã có BN bị đau lưng do sỏi thận, sỏi niệu quản mà lâm sàng không điển hình của cơn đau quặn thận, hoặc có BN bị gai đôi nhưng không rõ nét), nhất là đánh giá mặt đốt sống, chân tiếp khớp là những đánh giá rất quan trọng, nếu phim không sáng tỏ, có bóng hơi nhiều ở ổ bụng thì khó đọc và dễ lầm lẫn.

Phim thường được chụp 2 tư thế thẳng và nghiêng, có thể chụp chếch 3/4 để thấy mặt khớp, khe khớp, khi cần thiết có thể chụp tư thế chức năng (đang gập hay đang ưỡn).

Nếu có TVĐĐ thì trên phim thường thấy tam chứng Barra đủ hoặc thiếu (vẹo cột sống, hẹp khe đĩa đệm, mất đường cong sinh lý).

Chụp X quang thường cột sống thắt lưng có thể chẩn đoán phân biệt với các bệnh khác: viêm khớp cột sống-cùng chậu (arthritis), tiền trượt đốt sống (prespondylolisthesis), trượt đốt sống (spondylolisthesis), viêm xương (osteotis), bệnh Paget, bệnh dị sản sợi (fibrous dyplasia), gẫy xẹp xương do u nguyên phát, lao cột sống (pott's disease), cùng hoá thắt lưng, thắt lưng hoá cùng, gai đôi (spina bifida)...

5.2. Chụp bao rễ thần kinh(sacco-radiculography):

+ Đây là phương pháp cận lâm sàng phổ biến nhất giúp cho chẩn đoán chính xác tới 85 - 90% bệnh lý TVĐĐ thắt lưng-cùng.

Ngày nay người ta thường dùng omnipaque (metrizamide) tan trong nước, có 3 iode không phân ly, là thuốc an toàn có thể vừa chụp bao rễ lại vừa chụp tủy (myelography) khi cần thiết (dốc người và đầu BN xuống để chụp).

+ Trên phim bao rễ có thể thấy:

- Hình cụt rễ thần kinh trong TVĐĐ bên.

- Hình lõm đẩy cột thuốc từ 1/4 đến 2/4 và 3/4 bao cứng. - Hình đồng hồ cát (TVĐĐ trung tâm hoặc cạnh trung tâm).

- Hình lồi đĩa đệm hoặc thấy hình tắc thuốc hoàn toàn. Cũng có thể thấy hình viêm dính màng nhện tủy, hình rộng và hẹp ống sống.

Lưu ý: có từ 5-10% trường hợp bị mâu thuẫn giữa triệu chứng lâm sàng và hình ảnh X quang bao rễ (ví dụ: trên lâm sàng có biểu hiện đau rễ thần kinh hông to rất rõ nhưng hình bao rễ bình thường hoặc ngược lại lâm sàng BN nghèo nàn cùng các nghiệm pháp Lassèque và Valleix không điển hình nhưng X quang bao rễ thấy có các tổn thương: hình cụt rễ, lồi đĩa đệm, khi đó cần phải có MRI hoặc C.T.scanner để khẳng định chẩn đoán).

5.3. Chụp CT.scanner(computer tomography scanner):

Phương pháp này chỉ chụp theo trục ngang (axial). Nếu máy CT.scaner tốt, không lỗi kỹ thuật (artifact), BN không béo phì, thường chụp CT.scaner có thể chẩn đoán được 80 - 95%. Tuy nhiên có thể có TVĐĐ mà không tiêm cản quang thì không thể nhìn thấy được.

+ ưu điểm chụp CT.scanner: - Cho thấy đủ hình ảnh mô mềm. - Chi tiết xương rất rõ.

- Không nguy hiểm cho BN ngoại trú.

- Thấy được TVĐĐ ở phía ngoài xa (far lateral disk of herniation). - Nhanh và rẻ tiền hơn MRI.

+ Nhược điểm:

- Không định giá được mặt phẳng đứng dọc. - Chỉ đánh giá được một lớp cắt.

- Đắt tiền hơn chụp bao rễ.

- Độ nhạy cảm thấp hơn MRI và CT.scaner có cản quang.

5.4. Chụp cộng hưởng từ (magnetic resonance imaging - MRI):

Đây là phương pháp hiện đại nhất chụp được theo không gian 3 chiều, chẩn đoán chính xác nhất đang được áp dụng thay thế cho CT.scaner, không nguy hiểm cho người bệnh và là cứu cánh cho phương pháp chụp bao rễ khi thất bại, có thể chẩn đoán bệnh lý và các thông tin ngoài đĩa đệm ở vùng ổ bụng, vùng xương cụt và các bệnh lý khác. Chụp MRI đôi khi rất cần thiết cho lâm sàng, ví dụ: có BN TVĐĐ điển hình nhưng BN đã có mổ u nang buồng trứng cũ hoặc u xơ tử cung, khi chụp thấy u xơ tử cung to di căn vào ống sống gây triệu chứng chèn ép

rễ. Vậy đau thần kinh hông to này là đau triệu chứng của di bào ung thư vào đĩa đệm và cột sống nhờ đó tránh một cuộc mổ không cần thiết cho BN.

Nhìn chung nếu chụp MRI cho cột sống thắt lưng để chẩn đoán TVĐĐ thì là lý tưởng nhất, tuy vậy cũng có nhiều khó khăn riêng của phương pháp này:

- BN phải nằm lâu để lập trình thời gian kéo dài.

- Giá thành còn cao so với mức sống của đại bộ phận nhân dân chúng ta. - Khó xác định chẩn đoán khi cột sống lệch vẹo (scoliosis).

5.5. Những phương pháp cận lâm sàng khác:

- Chụp cản quang ngoài bao cứng. - Chụp gai sống.

- Chụp đĩa đệm. - Điện thần kinh cơ...

Những phương pháp này ngày nay ít sử dụng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 142)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)