- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.
3. Thoát vị ống nội tủy – tủy.
1.1. Kiểm tra tình trạng chung của bệnh nhân:
Việc trước tiên phải quan sát khi người bệnh được đưa đến cấp cứu xem có biểu hiện rối loạn hô hấp, rối loạn tim mạch không ? nếu có phải xử trí cấp cứu trước khi hỏi bệnh và khám xét một cách đầy đủ.
+ Tình trạng hô hấp:
Nếu thấy sắc mặt bệnh nhân (BN) tím tái, thở khó khăn do ùn tắc đường hô hấp trên hoặc nhịp thở rời rạc, có nguy cơ ngừng thở thì cần phải nhanh chóng cho bệnh nhân thở oxy, hút đờm rãi hoặc chất nôn gây bít tắc đường thở, thậm chí phải đặt ống nội khí quản để thông khí nhân tạo.
+ Chảy máu:
Nhiều trường hợp đứt rách động mạch da đầu gây chảy mất máu nhiều, tuyến trước băng bó không đúng chỗ hoặc băng bị tuột trên đường vận chuyển; khi đến bệnh viện máu vẫn chảy ướt băng, thành giọt, sắc mặt bệnh nhân tím tái, nhợt nhạt, mạch nhanh nhỏ, huyết áp động mạch (HAĐM) giảm thấp thì cần phải nhanh chóng mở băng cắt tóc kiểm tra, cầm máu tạm thời bằng kìm cầm máu, sau đó khâu vết thương để cầm máu.
Nếu máu chảy nhiều ra lỗ mũi hoặc lỗ tai, thường do vỡ nền sọ trước hoặc nền sọ giữa, cần nhét gạc (mèche) để cầm máu.
+ Tình trạng tim mạch:
Bệnh nhân đến trong tình trạng mạch nhanh nhỏ yếu, khó bắt; HAĐM rất thấp hoặc không đo được. Nếu không phải do mất máu, không chảy máu trong ổ bụng hoặc ngực, thường là CTSN nặng. Cần phải hồi sức tốt để đảm bảo HAĐM tối đa trên 90 mmHg.
1.2. Hỏi bệnh:
Hỏi bệnh nhân (nếu BN tỉnh) hoặc người nhà (nếu bệnh nhân hôn mê) về nguyên nhân chấn thương và tình trạng ý thức của bệnh nhân sau khi bị chấn thương.
1.2.1. Nguyên nhân:
Do bị đánh hay bị ngã (tai nạn giao thông hoặc ngã từ trên cao xuống). + Nếu bị đánh vào đầu bằng vật cứng: tổn thương da đầu, xương sọ và não thường ở ngay dưới chỗ lực chấn thương tác động và tổn thương thường không nặng và không phức tạp.
+ Nếu bị ngã: tổn thương xương sọ và não thường nặng và phức tạp do cơ chế tăng tốc và giảm tốc đột ngột của sọ và não trong thời điểm chấn thương. Giập não và máu tụ có thể ở ngay dưới chỗ lực chấn thương hoặc ở đối bên với lực chấn thương (cơ chế đối lực - contre coup).
- Cần chú ý diễn biến trước khi bị ngã: nếu người bệnh đang đi bộ hoặc đang đi xe đạp tự dưng thấy khó chịu, dừng xe, choáng váng và ngã khuỵu xuống rồi hôn mê thì cần nghĩ đến khả năng rối loạn tuần hoàn não xảy ra trước rồi bệnh nhân mới ngã ra. Những trường hợp như thế hay gặp ở người cao tuổi, người có tiền sử huyết áp cao, có biểu hiện bệnh lý mạch máu não từ trước.
- Cần chú ý tới lực chấn thương: đối với người già đôi khi lực chấn thương vào đầu rất nhẹ, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo nhưng vài tiếng sau đau đầu và nôn, ý thức xấu dần và hôn mê. Khám không thấy dấu hiệu thần kinh khu trú nào nhưng rối loạn chức phận hô hấp và tim mạch ngày càng nặng lên và một số trường hợp tử vong. Giải phẫu thi thể chỉ thấy chảy máu vi thể rải rác trong chất não; trường hợp như trên là cá biệt, do vậy cần đặc biệt chú ý đối với chấn thương sọ não ở người già.