- Bấu đau: gạt tay đúng chỗ Bấu đau: gạt tay không đúng chỗ.
2. Phương pháp lâm sàng.
2.1.1. Hội chứng đau:
Đây là một hội chứng chung nhất cho mọi loại tổn thương CS - TS, nó chiếm một vị trí quan trọng nổi bật trong bảng lâm sàng. Đi sâu vào hội chứng này cũng rất phong phú, có thể tập trung vào mấy triệu chứng chính như sau:
+ Khởi phát đau:
- Đau một cách đột ngột gặp trong chấn thương CS - TS 100%. - Trong TVĐĐ gặp 40 - 50% khởi phát đột ngột.
- Khởi phát từ từ thường gặp trong các bệnh lý khác. + Sự liên quan của đau:
- Thời tiết: các bệnh lý mạn tính thường có liên quan rất rõ (như: đau thần kinh hông to do TVĐĐ, viêm cột sống dính khớp...).
- Liên quan tới lao động, nghề nghiệp: lao động nặng hay dẫn tới TVĐĐ. Tư thế lao động hay gây chấn thương CS - TS là tư thế bị nén ép theo trục. Các bệnh lý về u tủy thì không liên quan rõ tới lao động.
- Nhiễm khuẩn: lao cột sống (lao thứ phát) thường có hội chứng nhiễm độc vi khuẩn lao rõ.
+ Tính chất lan xuyên của đau và rối loạn cảm giác:
- Đau tại chỗ: âm ỉ, nóng rát, tức buốt lan xuyên chậm thường gặp trong lao cột sống hoặc trong chấn thương cột sống đơn thuần, bệnh u tủy giai đoạn sớm, bệnh lý đĩa đệm giai đoạn 1, 2, 3a (theo Arcenia).
- Đau lan xuyên theo dải rễ thần kinh, liên sườn, chân. Nhờ nắm chắc triệu chứng này trên lâm sàng nên người ta có thể sơ bộ hướng tới chẩn đoán định khu bệnh lý.
Có 3 kiểu rối loạn cảm giác theo khoanh tủy như sau:
. Tổn thương rễ sâu cảm giác: đau theo rễ thần kinh, hoặc đau thon thót theo nhịp đập của mạch máu hoặc đau buốt, đau đánh đai.
. Tổn thương sừng sau: có thể không có đau, rối loạn cảm giác mang tính phân ly: mất cảm giác đau và nhiệt, còn cảm giác xúc giác và cảm giác cơ khớp (liên quan tới bó Goll - Burdach).
. Tổn thương mép sám trước: mất cảm giác đau và nhiệt đối xứng hai bên cơ thể tương ứng với khoanh tủy tổn thương như: chảy máu nội tủy (hemato - siringomyelya) hoặc u màng ống nội tủy Ependymoma.
Quan hệ giữa khoanh tủy sống và các khu cảm giác ngoài da như sau:
Khoanh TS Vùng cảm giác da Khoanh TS Vùng cảm giác da
C1 - C3 Gáy và cổ D9 - D10 Ngang rốn
C4 Vai D12 - L1 Ngang dây chằng bẹn
(nếp háng) C5 - C7 Nửa quay của bàn tay,
cẳng, cánh tay L1 - L5 Mặt trước chi dưới C5 - D2 Nửa trụ bàn tay, cẳng tay,
cánh tay S1 - S3 Mặt sau của chi dưới
D5 - D7
Đường vú bờ sườn cuối
cùng S4 - S5
Mặt trong mông, đáy chậu hậu môn, cơ quan sinh dục + Tiến triển đau:
- Chấn thương cột sống đơn thuần gây giãn, rách dây chằng, lún cột sống nhẹ thì sẽ có biểu hiện đau cấp tính nếu được bất động và thuốc giảm đau tiến triển tốt: đau giảm dần và hết đau.
- Chấn thương cột sống có xẹp và di lệch rõ thì sẽ có diễn biến: đau - khỏi - đau mãn tính khi thay đổi thời tiết.
- TVĐĐ: đau thắt lưng mở màn có thể khỏi hoặc không, sau đó đau đến rễ thần kinh hông to do xung đột đĩa - rễ, viêm dính rễ thần kinh (đau hai pha).
- U tủy: đau tại chỗ mở màn có xu hướng ngày càng đau tăng kèm theo các triệu chứng khác: liệt 1/2 người - hạ liệt. Cũng có khi u rễ thần kinh lại đau ở cơ hoặc da ở vùng rễ thần kinh chi phối trước, sau đó dần dần mới thấy đau ở lưng rồi tiếp tục bại yếu chi dưới.