- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.
5. Chẩn đoán phân biệt.
3.2. Giai đoạn đè ép tủy:
+ Tùy theo mức độ đè ép tủy và vị trí u mà biểu hiện lâm sàng dưới các hình thức khác nhau, có thể thấy liệt một vài nhóm cơ, hoặc liệt hai chân nếu như u ở đoạn tủy ngực và thắt lưng, liệt tứ chi trong những u tủy cổ.
Trong trường hợp u chèn ép một nửa tủy bên (bên trái hoặc bên phải) sẽ biểu hiện hội chứng Brown-Sequard với các triệu chứng sau: ở phía có u biểu hiện liệt tay và chân kiểu trung ương nhưng còn cảm giác đau, trong khi đó ở phía nửa người đối bên (bên không có u) không liệt nhưng mất cảm giác đau. Hội chứng Brown-Sequard hay gặp u chèn ép tủy cổ hoặc tủy ngực cao.
Sự hình thành bại liệt hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ đè ép tủy do u gây nên và tùy thuộc vào độ thiếu máu trong tủy. Rối loạn vận động có thể một bên hoặc hai bên, điều đó được quan sát thấy trong các u nằm giữa ở mặt trước hoặc mặt sau tủy, hoặc các u trong tủy.
+ Rối loạn cảm giác có ý nghĩa đặc biệt như những dị cảm (30%), tê bì theo rễ thần kinh (60 - 90%); tuy nhiên nó còn phụ thuộc nguồn gốc u. Trong các u ngoài tủy thường những rối loạn cảm giác nông xuất hiện muộn hơn, trước hết là cảm giác đau, sau đó là cảm giác nhiệt, và cuối cùng là cảm giác xúc giác. Trong những trường hợp phân ly cảm giác (rối loạn vận động, mất cảm giác nhiệt và đau) các tác giả gặp 20% các trường hợp u ngoài tủy, theo kinh điển cho thấy phân ly cảm giác hiếm gặp ở các u trong tủy.
+ Rối loạn cơ thắt (sphinter) có thể thấy trong tất cả các u, không phụ thuộc vào đoạn tủy, chúng dường như là có sớm hơn, rầm rộ hơn ở các u trong tủy so với các u ngoài tủy. Biểu hiện lâm sàng là bí tiểu, hoặc đái rỉ không giữ được nước tiểu.
+ Rối loạn sinh dục có thể quan sát thấy chủ yếu khi u chèn ép phần đuôi ngựa hoặc đoạn cổ.
+ Rối loạn phản xạ dựng lông (pilomotorius) và rối loạn bài tiết mồ hôi. + Rối loạn dinh dưỡng có thể gặp loét bàn chân trong các u vùng thắt lưng, teo cơ gặp các u trong và ngoài tủy; gõ các gai sau hoặc cơ cạnh sống luôn gây đau ở ngang mức u tủy.
+ U tủy vùng cổ cao có thể có những triệu chứng rối loạn tiểu não (do phù tủy hoặc rối loạn lưu thông dịch não tủy trên chỗ đè ép). Hậu quả là liệt các dây sọ như tổn thương dây V, teo cơ ức-đòn-chũm và cơ thang, có thể gặp rối loạn nhánh quặt ngược của dây X, dây IX và dây XII. Có thể quan sát thấy rối loạn tim mạch (mạch chậm) do kích thích dây X (ở hành não), rất hiếm gặp mạch nhanh trong tổn thương dây X. Rối loạn hô hấp phát sinh là do vận động đầu một cách đáng kể làm tăng sự đè ép tủy. Có thể biểu hiện tăng thân nhiệt (41oC - 42oC), hiếm gặp giảm nhiệt độ. Thân nhiệt tăng lên do tổn thương trung tâm điều hoà thân nhiệt của hành não. Những u vùng này có thể thấy sự xâm nhập tới hố sọ sau, đưa đến hội chứng tăng áp lực nội sọ (đau đầu, nôn, ứ phù gai thị, liệt các dây sọ trong u sọ tủy).
Nếu đè ép động mạch đốt sống hoặc các nhánh của nó có thể tạo nên sự rối loạn cung cấp máu các khu vực tương ứng gây nên các triệu chứng về não.
+ Các u nằm ở phần ngực trên (C7-D2) trong giai đoạn đầu của bệnh biểu hiện đau tự phát ở một bên hoặc hai bên. Trong đa số trường hợp nguồn gốc của đau chỉ được phát hiện khi xuất hiện rối loạn vận động, liệt chi hoặc liệt cơ thắt và sự phát triển nhanh là đặc trưng của u vùng này.
+ U nằm ở đoạn ngực thấp (D7-D12) gây đau rễ ở khu vực liên sườn hoặc có thể có hội chứng bụng-ngực (10%) hoặc một số bệnh lý lồng ngực khác. Những u đoạn thắt lưng luôn bắt đầu bằng đau rễ một bên và sau đó là đau rễ hai bên. Các u này gây đau thắt lưng hoặc đau hai chi, triệu chứng đau tiến triển từ vài tháng tới hàng năm là triệu chứng duy nhất.
Các u vùng đuôi ngựa thường có triệu chứng nghèo nàn, chúng có thể phát triển một thời gian dài với triệu chứng đau tự phát hoặc đau khi thở.