- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép
4. Tập luyện bàng quang
ở người bình thường, BQ luôn luôn được lấp đầy và dốc hết nước tiểu theo ý muốn một cách nhịp nhàng. Khi tủy tổn thương, cảm giác mót tiểu bị mất, cơ rối BQ bị liệt, cơ thắt trong cổ BQ co chắc dẫn tới nước tiểu bị ứ. Do vậy người ta chủ động tập luyện BQ nhằm những mục đích sau:
+ Phục hồi khả năng tiểu tiện phản xạ. + Đảm bảo cho BQ không bị teo nhỏ.
+ Làm giảm lượng nước tiểu dư còn lại ít nhất sau mỗi lần đi tiểu. + Ngăn ngừa viêm BQ.
Thường tiến hành tập luyện BQ từ tuần thứ 2 - 3 sau chấn thương. Không nên tập sớm vì đang giai đoạn sốc tủy. ở thời kỳ này một số trường hợp đã bắt đầu xuất hiện tiểu tiện ngoài ý muốn định kỳ với lượng nước tiểu dư trên 200 ml (số lượng nước tiểu dư cho phép ở người liệt tủy là 100 - 120 ml).
Có 2 phương pháp luyện tập BQ: bằng tay và theo phương pháp Munro.
4.1. Tập luyện bàng quang bằng tay:
+ Dụng cụ: bơm tiêm 100 ml; ống thông tiểu Foley cỡ 16 - 18; bình có dung tích 2 lít để đựng nước rửa BQ.
+ Dung dịch: thường dùng nước muối sinh lý 9%0. Trường hợp BQ bị viêm có thể dùng dung dịch có tính chất sát khuẩn như furacilin, xanh methylen, berberin, rivanol...
+ Kỹ thuật: đặt ống thông tiểu BQ qua niệu đạo, cố định ống thông tiểu. Dùng bơm tiêm 100 ml bơm nước muối 9%0 vào BQ. Chú ý ngày đầu chỉ nên bơm vào BQ 100 ml mỗi lần. Những ngày sau có thể tăng lên 150 ml - 250 ml.
Tiến hành đều đặn ngày 2 lần (sáng và chiều) trong thời gian từ 7 - 10 ngày. Cách luyện tập nói trên làm cho BQ luôn căng đầy và xẹp lại một cách nhịp nhàng, tạo điều kiện hồi phục sớm khả năng tiểu tiện phản xạ.
Chú ý: không nên bơm với áp lực lớn và không nên đưa vào BQ quá nhiều nước muối 9%0 vì dễ gây chảy máu niêm mạc BQ, gây thủng thành BQ và trào ngược nước tiểu.
4.2. Tập luyện bàng quang theo phương pháp Munro:
Năm 1939, Munro và Hahn đã trình bày phương pháp tập luyện và rửa BQ theo hệ thống “lên - xuống”, sau này được áp dụng rộng rãi và gọi là phương pháp Munro.
+ Dụng cụ: bình đựng nước muối 9%o (2 - 3 lít) (Khoa PTTK Bệnh viện 103 thường dùng lọ dịch truyền 500 ml, mỗi lần luyện tập khoảng 4 lọ). Một bộ dây truyền có ống đếm giọt và có khoá để điều chỉnh giọt (khoá K1); chạc 3 và ống thông tiểu Foley; dây dẫn nước tiểu ra bình chứa có khoá (khoá K2); bình chứa 2-3 lít (bình kín để đảm bảo vô trùng).
+ Cách tiến hành: treo bình đựng dung dịch rửa BQ lên cọc truyền cách mặt giường 80 - 100 cm. Đặt thông tiểu qua niệu đạo; lắp chạc 3 với ống thông Foley, 2 đầu chạc 3 còn lại nối với dây dẫn dịch vào BQ và dẫn nước tiểu ra bình chứa.
- Bước 1: đóng khoá K2. Mở khoá K1 cho dịch từ từ chảy vào BQ (chú ý không để dịch chảy thành tia vì dễ gây kích thích niêm mạc BQ, chảy máu
BQ và thậm chí có thể gây thủng BQ). Lần đầu đưa vào 80 - 100 ml thì dừng lại.
- Bước 2: đóng khoá K1 để không cho nước chảy vào BQ nữa, đồng thời mở khoá K2 để nước trong BQ chảy ra bình chứa. Chú ý: khi mở khoá K2 đồng thời nâng dây dẫn nước ra bình chứa lên cao chừng 15 cm so với xương mu, mục đích để cơ rối BQ co bóp mạnh hơn tạo điều kiện cho cơ rối nhanh chóng hồi phục.
Tiến hành lần lượt theo các bước nói trên mỗi ngày 2 lần sáng và chiều, mỗi lần 2 - 3 lít. Số lượng nước đưa vào BQ cũng tăng dần từ 100 ml lên 150 - 250 ml.
+ Chú ý: khi nước vào BQ có thể thấy 2 hiện tượng sau:
- Khi cơ rối bị liệt chưa có biểu hiện hồi phục: BQ có thể giãn và chứa được 500 - 700 ml, thậm chí còn nhiều hơn. Do vậy không nên đưa vào BQ quá nhiều sẽ có nguy cơ gây hoại tử thành BQ, gây trào ngược nước tiểu lên niệu quản và thận (xem sơ đồ rửa BQ theo phương pháp Munro).
- Cơ rối BQ đã hồi phục: khi nước đưa vào BQ được khoảng 100 ml mà thấy hiện tượng nước không tiếp tục chảy vào BQ nữa mà ngược lại, nước bị đẩy ngược trở lại từ trong BQ ra, điều đó chứng tỏ cơ rối BQ đã hồi phục, BQ đã co bóp phản xạ. Khi đó phải đóng khoá K1 và mở khoá K2 để nước trong BQ chảy ra bình chứa. Tập luyện như trên cho đến khi nào nước vào BQ 200 - 250 ml hoặc nhiều hơn là được.