- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.
2. Cấu tạo giải phẫu đĩa đệm (anatomic), sinh hoá nhân đệm (Biochemistry), chức năng sinh cơ học (biomechanical function).
(Biochemistry), chức năng sinh cơ học (biomechanical function).
2.1. Cấu tạo giải phẫu đĩa đệm:
Đĩa đệm nằm giữa 2 mặt của đốt sống trên và dưới, với chức năng như là một tấm đệm giảm sóc và được chia làm 3 phần:
2.1.1. Đĩa sụn (sụn đĩa đệm):
Nằm ngoài cùng đĩa đệm, nằm sát và bọc lót 2 mặt đốt sống trên và dưới, cấu tạo như sụn khớp nơi khác nhưng mỏng hơn. Đó là lớp sụn trắng kiểu pha lê (hyalin cartilage). Trên mặt đĩa sụn có rất nhiều lỗ nhỏ li ti, nơi cung cấp dịch thể dinh dưỡng cho đĩa đệm và cũng là nơi để khuếch tán dịch thể từ đĩa đệm ra ngoài. Bình thường quá trình này điều hoà nếu lao động và nghỉ ngơi phù hợp, song nếu tăng quá trình khuếch tán dịch thể như lao động liên tục (khuân vác, lái xe đường dài nhiều ngày hoặc ngồi lâu...) sẽ làm cho nhân
nhầy khô kiệt dần. Đó cũng là quá trình thoái hoá xảy ra từ từ của đĩa đệm nói chung và nhân nhầy nói riêng.
Đĩa sụn vừa là nơi truyền lực vào nhân nhầy (hydrodyamic boll bearing) và cũng là nơi chịu lực phản hồi của nhân nhầy. Do vậy thường thấy lõm mặt thân cột sống ở người già, đường viền đĩa đệm trên dưới hai thân đốt thường là một đường cong lõm vào thân đốt sống, đó là sự thoái hoá sụn khớp đĩa đệm khá điển hình.
2.1.2. Bao xơ đĩa đệm(annulus fibrosus):
Đây là một hệ thống dải xơ chạy từ sụn đĩa đệm đến nhân nhầy đĩa đệm, nó có tác dụng tạo dáng nhân đệm. Bao xơ đĩa đệm chạy từ nhân nhầy ra trước và ra 2 bên cột sống, chui sâu vào các dây chằng dọc trước và mép thân đốt sống 2 bên hơn là chui vào dây chằng dọc sau (bản thân dây chằng dọc sau mỏng dần từ trên cổ xuống cột sống thắt lưng), do đó thoát vị đĩa đệm hay xảy ra ở phía sau hơn là phía trước và 2 bên, nguyên nhân là do bao xơ nhân nhầy phía sau yếu.
2.1.3. Nhân nhầy đĩa đệm(nucleus pulposus):
Nhân nhầy nằm ở trung tâm đĩa đệm, rất linh động trong các động tác cột sống (cúi, ưỡn, xoắn vặn...). Cấu tạo của nhân nhầy đĩa đệm gồm những sợi nhầy (fibrogelatinous) kiểu những sợi keo (semigelatinous). Nhờ có những sợi keo này nên sự di động của nhân nhầy dễ dàng và tuân theo định luật chất lỏng, đó là sự linh động, co giãn tùy thuộc vào lực truyền tới và sự vững chắc của bao xơ đĩa đệm.
Nhân nhầy có nhiệm vụ hấp thu lực theo chức năng thủy lực động học. Nếu quá trình phát tán dịch thể kéo dài, thắng thế hơn quá trình hấp thu dịch thể thì thành phần nhân nhầy gồm sợi xơ và gelatin sẽ thay đổi (gelatin giảm đi còn fibro tăng lên), nhân nhầy khô kiệt dần, khả năng hấp thu lực kém đi, chức năng giảm sóc mất dần hiệu lực; mặt khớp cột sống cũng dần dần bị tổn thương thoái hoá theo, đĩa đệm thoát vị chèn ép thần kinh cùng với những bệnh lý khớp cột sống (spondylo arthrose). Đó là nguyên nhân gây nên đau cột sống thắt lưng và đau rễ thần kinh sau này.
2.2. Dây chằng dọc chung (common longitudinal ligament):
Bao lấy thân đốt sống và bao lấy đĩa đệm 2 mặt trước và sau.
2.2.1. Dây chằng dọc trước(Lig. longitudinal anterios):
Dây chằng dọc trước dày, phủ mặt trước đĩa đệm và thân đốt sống nên hạn chế đĩa đệm thoát ra phía trước, nhưng do sự di chuyển đĩa đệm cũng tác động tới bờ mép của dây chằng với cột sống, nên có hiện tượng ngấm muối vôi tạo thành các mỏ xương (osteophytes) ở 2 bên và phía trước cột sống, càng cao tuổi hình ảnh mỏ xương càng điển hình.
2.2.2. Dây chằng dọc sau(lig. longitudinal posterios):
cho đĩa đệm kém. Đó là lý do TVĐĐ hay xảy ra ở phía sau.
2.3. Chức năng sinh cơ học của đĩa đệm:
2.3.1. Khả năng chịu lực của đĩa đệm:
+ Đĩa đệm cột sống thắt lưng của người chịu một tải trọng rất lớn và thường xuyên từ khi bắt đầu tập đi, đó là trọng lượng nửa người dồn xuống cùng với trọng lượng vật mang vác, phản lực dồn nén khi đi lại, chạy nhảy.
+ áp lực nội đĩa đệm tăng lên khi nửa trên cơ thể chuyển dịch ra xa đường giữa (cúi, nghiêng, ưỡn, xoay). Có tác giả đã thí nghiệm và đo được áp lực nội đĩa đệm vùng thắt lưng ở các trạng thái và thu được kết quả như sau:
- Nằm ngửa áp lực nội đĩa đệm là 1 lần.
- Nằm nghiêng, gấp nhẹ cột sống thì áp lực nội đĩa đệm là 2 lần tăng lên. - Đứng thẳng thì áp lực nội đĩa đệm là 4 lần tăng lên.
- Đứng cúi không tải thì áp lực nội đĩa đệm là 6 lần tăng lên. - Cúi xoay nhẹ thì áp lực nội đĩa đệm là 8 lần tăng lên.
- Ngồi ghế không tựa thì áp lực nội đĩa đệm là là 6 lần tăng lên. - Ngồi có tựa thì áp lực nội đĩa đệm là 3 lần tăng lên.
- Ho hắt hơi thì áp lực nội đĩa đệm là 2 lần tăng lên.
- Ngồi xổm bê vật nặng thì áp lực nội đĩa đệm tăng 11 lần.
2.3.2. Khả năng chịu lực của các thành phần đĩa đệm được thấy như sau: đĩa đệm được thấy như sau:
+ Đĩa sụn: chịu được những lực nén và những lực mạnh do chấn thương, cho nên ở nhiều BN có chấn thương cột sống, thân đốt sống bị xẹp trước nhưng đĩa sụn không bị tổn thương.
+ Bao xơ: không chịu ảnh hưởng nhiều ở lực thẳng đứng nhưng bị ảnh hưởng rất rõ nét ở lực ngang xén cắt hay lực tiếp tuyến, lực xoắn vặn. Người ta thấy đốt sống ngực xoay quanh trục giữa thân đốt sống, trong khi đó đốt sống thắt lưng xoay quanh trục sau thân đốt sống (theo phân loại 3 trục của Dennis), điều đó gây nên lực nén thẳng dễ chuyển thành lực xoay, lực tiếp tuyến và dễ làm tổn thương bao xơ phía sau và dây chằng dọc sau hơn nên nhân nhầy đĩa đệm dễ bị thoát ra phía sau.
+ Nhân nhầy: chịu lực khá tốt, người ta tính với lực nén 450 - 600 Kg thì mặt đốt sống bị tác động nhiều còn nhân nhầy và đĩa đệm ít bị tổn thương. Nhưng nếu thể tích nhân nhày giảm từ 1,5 - 2,5 ml thì khả năng thích ứng lực kém đi nhiều. Chính vì vậy lao động hợp lý, thể dục giữa giờ, nghỉ ngơi giải trí sau những ngày lao động là những biện pháp tốt làm cho quá trình tái hấp thu đĩa đệm được điều hoà, chính là tạo cho đĩa đệm có sức bền dẻo dai, đảm nhận chức năng giảm sóc rất tốt.