Điều trị chấn thương sọ não nặng:

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 168)

- Bấu đau: gạt tay đúng chỗ Bấu đau: gạt tay không đúng chỗ.

3.3. Điều trị chấn thương sọ não nặng:

Chấn thương sọ não nặng là những trường hợp chấn thương có điểm số Glasgow từ 3 đến 8 điểm. Những nguyên tắc chung điều trị CTSN nặng mà không phải mổ (hoặc sau mổ) như sau:

+ Đảm bảo thông khí tốt: khi BN có biểu hiện tím tái hoặc có nguy cơ ngừng thở (apnea), kiểm tra phân áp oxy dưới 60 mmHg được coi là thiếu oxy não (hypoxia). Cách giải quyết cho thở oxy, có thể mở khí quản sớm, hút đờm rãi giải quyết ùn tắc đường hô hấp trên.

+ Đảm bảo huyết áp động mạch: nếu huyết áp tâm thu( huyết áp tối đa) dưới 90 mmHg sẽ gây thiếu máu não, não thiếu oxy và phù não tăng lên. Cần truyền máu, hoặc dịch thay thế máu, thuốc nâng huyết áp, không để HAĐM giảm thấp kéo dài.

+ Theo dõi áp lực nội sọ (ICP monitoring):

Trong điều kiện cho phép nên đặt thiết bị theo dõi ALNS cho BN bị CTSN nặng. Thiết bị được đặt vào não thất bên (có thể đặt catheter vào chất não hoặc dưới màng cứng vào khoang dưới nhện) để theo dõi ALNS và khi cần thiết có thể rút bớt DNT để làm giảm ALNS và cải thiện khả năng tưới máu não.

Trong quá trình theo dõi, nếu ALNS tăng trên 20 - 25 mmHg thì phải tiến hành điều trị tích cực để làm giảm ALNS (dung dịch chống phù não, lợi niệu thẩm thấu...).

+ Sử dụng mannitol trong CTSN nặng:

Khi ALNS tăng cao, có nguy cơ gây tụt kẹt não thì nên dùng mannitol truyền tĩnh mạch từng đợt, cứ 4 - 5 giờ truyền một lần, liều lượng 1gram/1 kg trọng lượng cơ thể, truyền nhanh với tốc độ 120 giọt/phút.

+ Dùng bacbituriate:

Người ta đã chứng minh: dùng bacbiturate liều cao có khả năng làm giảm ALNS và chống thiếu máu não, làm giảm tỷ lệ tử vong.

+ Nuôi dưỡng BN hôn mê kéo dài:

Nuôi dưỡng qua ống thông dạ dày; điều chỉnh nước và điện giải, chống toan hoá máu...

Để đề phòng bội nhiễm, viêm phổi do nằm lâu, đề phòng viêm màng não... cần dùng kháng sinh có phổ tác dụng rộng. Săn sóc chống loét, chống viêm bàng quang...

Các phương pháp chẩn đoán Bệnh lý cột sống-tủy sống Vũ Hùng Liên

1. Đặt vấn đề.

+ Bệnh lý cột sống tủy sống (CS - TS) bao gồm nhiều loại: bệnh nội khoa và ngoại khoa. Riêng bệnh lý ngoại khoa phổ biến nhất gồm: thoát vị đĩa đệm, chấn thương cột sống (trong đó có vết thương cột sống-tủy sống), lao cột sống - tủy sống, u tủy kèm theo các bệnh ít phổ biến như: các bệnh lý bẩm sinh (nẻ gai, hẹp ống sống, rộng ống sống, quá phát gai ngang...) hoặc các bệnh khác như Scheuermann (rối loạn cấu trúc xương tuổi trẻ), bệnh sạm nâu (ochronose), viêm cột sống dính khớp (Bechterew).

Mỗi loại bệnh trên có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng và phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác nhau. Tuy vậy tổn thương cột sống-tủy sống do nguyên nhân gì cũng có những triệu chứng chung và diễn biến theo quy luật chung nhất. Ngày nay nhờ hiểu biết sâu về giải phẫu học đại cương, giải phẫu học định khu, sinh lý học tủy sống, nơron dẫn truyền thần kinh và những trang thiết bị hiện đại mà việc chẩn đoán càng chi tiết thấu đáo hơn. Tổn thương cột sống-tủy sống trước hết phải nói đến tổn thương khoanh đoạn tủy và tổn thương một đơn vị vận động của cột sống (moto - segment) từ đó nó chi phối tới bảng lâm sàng cụ thể.

+ Trong bài này chủ yếu nói về các bệnh lý phổ biến nhất là thoát vị đĩa đệm (TVĐĐ), chấn thương CS - TS, u tủy...) với các phương pháp chung nhất.

Có hai phương pháp chính: phương pháp lâm sàng bao gồm việc khám xét phát hiện triệu chứng và phương pháp cận lâm sàng đó là những phương pháp thăm dò từ đơn giản đến phức tạp. Hai phương pháp trên bổ trợ cho nhau nhằm chẩn đoán chính xác nhất từ đó đề ra được phương pháp điều trị tốt nhất.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)