Thân nhì trước trong; 15 Dây TK ngực dài; 7 Động mạch cánh tay; 1 Nhánh dây TK dưới đòn;

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 72)

7. Động mạch cánh tay; 16. Nhánh dây TK dưới đòn; 8. Dây TK cơ bì; 17. Dây TK ngực lưng.

Các rễ này tạo thành 3 thân nhất, rồi sau đó tạo nên 3 thân nhì và từ các thân nhì cho ra các dây TK ở chi trên, cụ thể như sau:

3.1.1. Thân nhất:

+ Thân nhất trên: do rễ C5, C6 tạo nên.

+ Thân nhất giữa: do rễ C7, C8 và D1 tạo nên.

+ Thân nhất dưới: do rễ C8 và D1 tạo nên.

3.1.2. Thân nhì:

+ Thân nhì ngoài (thân nhì trước trên): do ngành trước của thân nhất giữa tạo nên. Thân nhì ngoài cho ra các dây:

- Dây TK cơ bì (C5, C6, C7).

- Rễ ngoài dây TK giữa (C5, C6, C7, C8 và D1).

+ Thân nhì dưới (thân nhì trước trong): do ngành trước của thân nhất dưới trở thành thân nhì dưới, cho ra các dây:

- Dây TK trụ (C7, C8, D1).

- Rễ trong dây TK giữa (C5, C6, C7, C8, D1). - Dây TK bì cánh tay trong.

- Dây TK bì cẳng tay trong.

+ Thân nhì sau: do các ngành sau của 3 thân nhất tạo nên, cho ra các dây: - Dây TK mũ (C5, C6).

- Dây TK quay (C5, C6, C7, C8, D1). - Dây TK dưới vai dưới.

- Dây TK dưới vai trên.

9--- 10--- 11--- 12 --- 11--- 12 ---

- Dây TK ngực lưng.

3.2. Triệu chứng lâm sàng:

3.2.1. Tổn thương hoàn toàn đám rối TK cánh tay: tay:

+ Mất vận động hoàn toàn chi trên.

+ Mất toàn bộ các loại cảm giác và phản xạ gân xương của chi trên.

+ Có thể gặp hội chứng Claude-Bernard-Horner: co hẹp đồng tử; hẹp khe mi; nhãn cầu thụt lùi về sau.

3.2.2. Tổn thương thân nhất trên (hội chứng Duchen -

Erb):

+ Liệt cơ Delta do tổn thương dây TK mũ: không giơ được cánh tay lên cao.

+ Liệt cơ nhị đầu do tổn thương dây TK cơ bì: không gấp được cẳng tay vào cánh tay.

+ Biểu hiện liệt và teo cơ ở gốc chi; chức năng của bàn tay và ngón tay do dây TK quay, trụ, giữa chi phối vẫn còn nguyên vẹn.

+ Giảm cảm giác đau bờ ngoài của vai, cánh tay, cẳng tay và nền đốt bàn một.

3.2.3. Tổn thương thân nhất giữa:

Do rễ C7 tạo nên, khi tổn thương biểu hiện chủ yếu là liệt dây TK quay.

+ Liệt các cơ duỗi: không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón.

+ Cơ ngửa dài và cơ ngửa ngắn không liệt. Còn phản xạ gân cơ tam đầu.

+ Mất cảm giác đau mặt sau cẳng tay và mu tay.

3.2.4. Tổn thương thân nhất dưới (hội chứng aran-Duchen hay Dejerin-Klumpke): Klumpke):

Tổn thương thân nhất dưới là tổn thương rễ C8, D1; biểu hiện chủ yếu là liệt dây TK trụ.

+ Dạng và khép các ngón không làm được.

+ Teo các cơ liên cốt; cơ gấp ngón tay; teo cơ trụ trước; teo các cơ ô mô út nên động tác gấp bàn tay và khép bàn tay bị mất.

3.2.5. Tổn thương thân nhì ngoài(thân nhì trước trên):

+ Liệt cơ nhị đầu và cơ cánh tay trước: không gấp được cẳng tay vào cánh tay do tổn thương dây TK cơ bì.

+ Liệt cơ sấp tròn, cơ gan tay lớn và cơ gấp ngón cái: không gấp được ngón cái và sấp bàn tay khó khăn.

3.2.6. Tổn thương thân nhì dưới(thân nhì trước trong):

+ Biểu hiện tổn thương một phần dây TK giữa.

+ Tổn thương một phần dây TK trụ.

Hình 2: Hình ảnh tổn thương TK quay và dấu hiệu tách ngửa bàn tay.

3.2.7. Tổn thương thân nhì sau:

+ Biểu hiện tổn thương dây TK quay: không duỗi được cổ tay và đốt 1 các ngón tay; mất phản xạ cơ tam đầu.

+ Liệt dây TK mũ: không giơ được cánh tay lên cao.

+ Rối loạn cảm giác đau vùng cơ Delta, mặt sau ngoài mu tay, cẳng tay và cánh tay.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)