5.1. Biến chứng sớm:
Là biến chứng xuất hiện ở thời kỳ cấp tính và thời kỳ sớm, tức là ngay sau bị thương và kéo dài 1 - 2 tuần đầu sau khi bị thương, với biểu hiện:
+ Sốc chấn thương: do đau đớn kết hợp với tổn thương các cơ quan khác. + Sốc mất máu:
Do tổn thương động mạch đi theo rễ thần kinh, do tổn thương phần mềm rộng hoặc do chảy máu ở cơ quan khác (ngực, bụng hoặc chân tay...). Sốc chấn
thương và sốc mất máu là nguyên nhân chính gây tử vong ngay những giờ đầu hoặc những ngày đầu sau bị thương.
+ Sốc tủy:
Sốc tủy xảy ra ngay sau khi tủy bị tổn thương với biểu hiện mất toàn bộ các chức phận của tủy từ chỗ tổn thương trở xuống như liệt ngoại vi, mất tất cả các loại cảm giác và phản xạ, rối loạn thần kinh thực vật như mạch có thể chậm, HAĐM giảm thấp, nhiệt độ cơ thể giảm trong tổn thương cột sống tủy cổ cao. Sốc tủy kéo dài 3 - 4 tuần và thậm chí lâu hơn. Tổn thương tủy càng nặng thì sốc tủy càng kéo dài.
+ Nhiễm khuẩn vết thương:
Nếu vết thương không được cắt lọc kỳ đầu, vết thương bẩn sẽ biểu hiện làm mủ vết thương, sốt cao, mệt mỏi; xét nghiệm máu thấy bạch cầu tăng cao...
+ Viêm phổi: hay gặp trong tổn thương tủy cổ. Viêm phổi chủ yếu do ùn tắc đường hô hấp trên với biểu hiện sốt cao, rét run, đau tức ngực và ho...
+ Viêm đường tiết niệu: biểu hiện viêm bàng quang như nước tiểu đục, sốt, rét run, đau tức vùng hố thận và đau rát vùng bàng quang; xét nghiệm máu: bạch cầu tăng cao, công thức bạch cầu chuyển trái...
+ Loét vùng cùng-cụt: tổn thương tủy càng nặng loét càng sớm và loét rộng, sâu. Thường hay loét vùng bị tỳ nén lâu ngày như vùng cùng-cụt, xương bả vai, mắt cá ngoài...
+ Nhiễm khuẩn huyết: nhiễm khuẩn huyết hay gặp trong VTCS-TS thắt lưng-cùng. Vi khuẩn từ vết loét, từ bàng quang viêm, hoặc từ mủ vết thương sẽ vào máu và gây nhiễm khuẩn huyết (biểu hiện: sốt cao, rét run, mạch nhanh, HAĐM thấp, tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc, mệt mỏi, xét nghiệm máu: BC tăng cao; cấy máu có thể bắt được vi khuẩn gây bệnh). Nếu không được điều trị tốt có thể tử vong.
+ Suy mòn suy kiệt: là hậu quả của mất dịch, mất máu qua vết thương, vết loét; do sốt cao kéo dài, nuôi dưỡng kém, ăn uống ít, do tổn thương tủy gây rối loạn sự hấp thu của ruột... (biểu hiện: cơ thể gày yếu, sút cân, da nhăn nheo do mất nước, có thể phù do thiểu dưỡng, xét nghiệm máu: proteine máu và hồng cầu giảm thấp...).
4.2. Biến chứng muộn:
Là các biến chứng xuất hiện sau 1 - 2 tháng bị thương trở đi. Trong thời gian này các biến chứng sớm có thể còn kéo dài dai dẳng vài tháng sau, do vậy có thể gặp:
+ Viêm đường tiết niệu (viêm bàng quang, viêm niệu đạo, viêm tinh hoàn và có thể viêm bể thận..).
+ Loét các điểm tì, đặc biệt loét cùng-cụt. + Sỏi tiết niệu (sỏi bàng quang, sỏi bể thận...).
+ Nhiễm khuẩn huyết. + Suy mòn, suy kiệt.
+ Cốt tủy viêm xương cột sống.
+ Đau tại chỗ và lan xuyên do viêm dính các rễ thần kinh, viêm màng nhện tủy.
+ Co quắp chi thể do đau đớn kéo dài; teo cơ, cứng khớp và biến dạng chi thể...