Phòng bệnh TVĐĐ.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 146)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

8. Phòng bệnh TVĐĐ.

- Đây là một vấn đề quan trọng ít được đề cập lâu nay, nó đòi hỏi trình độ dân trí cao, điều kiện vệ sinh lao động tốt, sinh hoạt vật chất và tinh thần phong phú đầy đủ, môi trường xã hội thuận lợi. Nói một cách khác, vừa đòi hỏi yếu tố khách quan, vừa đòi hỏi ý thức tự giác thường trực của mỗi thành viên trong xã hội ngay từ lúc còn nhỏ (tuổi mẫu giáo, học sinh, sinh viên) cho đến khi về già, nhằm mục đích:

- Giảm tốc độ thoái hoá sinh lý đĩa đệm cột sống đến sớm, làm thoái hoá chậm lại.

- Tránh những thoái hoá bệnh lý đĩa đệm, nâng sức khoẻ toàn thân bằng ăn uống, vệ sinh lao động.

- Hạn chế tối đa những cơ hội gây nên TVĐĐ.

- Khi bị TVĐĐ, hạn chế tối đa những biến chứng do nó gây nên bằng cách chữa trị sớm, đúng phương pháp, đúng nguyên tắc, phẫu thuật đúng chỉ định, kịp thời với kỹ thuật trang thiết bị tốt nhất.

+ Nguyên tắc chung của phòng bệnh là:

- Vệ sinh lao động sinh hoạt giữ cho áp lực nội đĩa đệm điều hoà. - Giữ cột sống luôn thẳng khi lao động và sinh hoạt.

- Khi phải khiêng nặng, bê vác, nâng bẩy, phải rất thận trọng, san sẻ lực nén cột sống và làm việc phải từ từ, tránh đột ngột, có phân chia công đoạn, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao.

- Xen kẽ giữa lao động và nghỉ ngơi hợp lý.

gai đôi đốt sống Vũ Văn Hoè

1. Đại cương.

1.1. Khái niệm:

Sự không khép kín đường giữa của cột sống từ thời kỳ phôi thai gây khuyết hổng ở một thậm chí 2 - 3 đốt sống được gọi là gai đôi đốt sống hay tật nứt đốt sống (spina bifida).

1.2. Phôi thai học:

Mặc dù gai đôi đốt sống đã được mô tả từ thời Hyppocrate (460 - TCN) và các thầy thuốc ả Rập (Trung Cổ), nhưng mãi tới năm 1983 với sự ra đời học thuyết hợp nhất của Pang D và cộng sự mới giải thích đầy đủ về cơ chế hình thành của tất cả các dạng dị tật kẽ hở của cột sống-tủy sống. Vào cuối tháng thứ 2 của quá trình phát triển phôi trong mỗi đốt sống xuất hiện các điểm cốt hoá. Mỗi đốt sống được phát triển từ 3 cặp điểm cốt hoá chính. Điểm cốt hoá trung tâm phát triển thành thân đốt sống, các điểm cốt hoá bên phát triển ra sau tạo nên bản sống. Vào năm đầu sau khi sinh hai điểm cốt hoá này dính lại với nhau. Khi các điểm cốt hoá không gắn liền sẽ để lại các khe hở ở đốt sống tạo thành các dạng dị tật khác nhau của đốt sống.

Hình 1: Các điểm cốt hoá của đốt sống đang phát triển.

1. Gai đôi do không cốt hoá hai điểm sau. 4. Gai đôi do không cốt hoá hai điểm trước

2. Hở eo. 5 - 6. Khuyết thân đốt sống.

3. Nửa đốt sống.

Gai đôi đốt sống có thể gặp ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống nhưng theo James C.M và Lassman L.P (1972); Eckstein H.B và Macnab W (1966): gai đôi đốt sống chủ yếu xảy ra ở vùng thắt lưng-cùng (TL-C) đôi khi ở đốt sống cổ và rất hiếm khi gặp ở các đốt sống ngực.

1.3. Phân loại gai đôi đốt sống:

Tùy theo nguồn gốc phôi thai hay vị trí của gai đôi đốt sống có các cách phân loại khác nhau; song cho đến ngày nay, cách phân loại theo vị trí của Bucy P.C (1939) vẫn được nhiều tác giả ứng dụng:

+ Gai đôi đốt sống phía trước (spina bifida anterior). + Gai đôi đốt sống phía sau (spina bifida posterior): - Gai đôi đốt sống kín (spina bifida occulta).

- Gai đôi đốt sống dạng nang (spina bifida cystica): . Thoát vị màng tủy (meningocele).

. Thoát vị màng tủy - tủy (meningomyelocele). . Thoát vị tủy (myelocele).

. Thoát vị ống nội tủy - tủy (syringomyelocele):

Gai đôi đốt sống (GĐĐS) rất hiếm khi xảy ra ở phía trước (thân đốt sống), chủ yếu xảy ra ở phía sau (cung sau, gai sau). Theo Gabriel S.R (1980): trong số 1390 trường hợp GĐĐS chỉ có 6 bệnh nhân bị GĐĐS phía trước còn lại là GĐĐS phía sau.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)