Thuốc lợi niệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 190)

- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép

3. Thuốc lợi niệu.

Thuốc lợi niệu có tác dụng đào thải nước, các chất độc vô cơ hoặc hữu cơ ra khỏi cơ thể bằng đường niệu. Do vậy thuốc được dùng trong lâm sàng để thải độc, chữa một số bệnh phù thũng (như phù tim, phù do thận, phù do xơ gan và phù não do chấn thương và bệnh lý).

Tất cả các thuốc lợi niệu và một số dung dịch có tác dụng lợi niệu đều có điểm chung là: tác động lên ống thận, làm thay đổi thành phần ion (Na+, K+, bicarbonat - HCO3-, và Cl-) của nước tiểu trong lòng ống thận, làm giảm tái hấp thu Na+ và tái hấp thu nước, trên cơ sở đó đào thải nước và natri ra ngoài.

3.1. Cơ chế tác dụng:

Có 2 cơ chế tác dụng chính sau đây:

+ Cơ chế làm tăng áp lực thẩm thấu (ALTT) của dịch cầu thận:

Một số thuốc và dịch có trọng lượng phân tử thấp khi lọc qua cầu thận không bị tái hấp thu trở laị, do vậy làm tăng ALTT ở dịch lọc ống thận. Nhờ ALTT nên nước được giữ lại nhiều trong ống thận, làm cho ion Na+ trong nước

tiểu của ống thận loãng dần, Na+ không được tái hấp thu trở lại, nhờ đó mà lượng nước tiểu bài tiết ra ngoài nhiều kéo theo cả ion Na+ và Cl-.

Các dịch truyền như mannitol, glucose; NaCl; ure; magné sulfat tác dụng theo cơ chế này và được gọi là lợi niệu thẩm thấu.

+ Cơ chế làm giảm tái hấp thu Na+ ở ống thận:

Bình thường 98 - 99% ion Na+ (khoảng 2500 mEq) được tái hấp thu trở lại máu ở ống lượn gần, quai Henle và ống lượn xa, đồng thời kéo theo nước trở lại máu.

Thuốc furosemide (lasix); hypothiazit là các thuốc làm ức chế sự tái hấp thu Na+, K+ , Cl- nhờ vậy làm tăng đào thải các ion nói trên và tăng bài niệu.

Hypothiazit tăng thải trừ kali nên khi dùng thuốc lợi niệu này nên uống thêm viên kali.

3.2. Các dung dịch và thuốc lợi niệu dùng trong lâm sàng: lâm sàng:

3.2.1. Glucose ưu trương (10%; 20%; 30%):

+ Tác dụng chung: lợi niệu, giải độc, tăng khối lượng máu lưu hành do đó làm tăng huyết áp động mạch.

Trước đây người ta dùng glucose ưu trương loại 30% để chống phù não sau chấn thương, nhưng hiện nay người ta không dùng glucose ưu trương để chống phù não sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật ở não vì glucose sẽ làm tăng thoái hoá yếm khí ở não, gây ứ đọng nhiều axid pyruvic, axid lactic, gây toan hoá não làm cho tổn thương tế bào não nặng hơn và tri giác hồi phục chậm hơn

3.2.2. Mannitol:

Mannitol là một hexa-alcol của đường mannoza có công thức hoá học CH2OH(CHOH)4 CH2OH đã được Wise B. và Charter N.(1961) đưa vào sử dụng trong lâm sàng.

Mannitol là chế phẩm làm mất nước có hiệu quả nhất được sử dụng để chống phù não. Khi vào cơ thể, mannitol không gây độc, phân bố nhanh trong tổ chức gian bào; hấp thu ở ống thận rất ít (khoảng 10%) và bài tiết nhanh qua thận.

+ Tác dụng:

- Kéo nước từ gian bào ra lòng mạch do đó làm tăng khối lượng tuần hoàn. - Tăng ALTT ở ống thận do đó tăng bài niệu.

- Làm giảm ALNS 40 - 70% so với ALNS ban đầu và kéo dài 2 - 4 giờ. Các nghiên cứu của Vasin N. Ya.(1984); của Nath F. và Galbraith S. (1986) cho thấy: mannitol làm giảm độ nhớt của máu do vậy tăng cường dòng máu tới não, tăng khả năng len lỏi của hồng cầu mang oxy tới tế bào não; đồng thời mannitol làm tăng tỉ trọng của mô não, giảm sự chứa nước trong tế bào do vậy tác dụng chống phù não.

+ Chỉ định: dùng trong phù não do CTSN nặng; sau khi mổ lấy u não, áp xe não; dùng trong suy thận cấp, vô niệu do căn nguyên trước thận.

+ Liều dùng: 0,5 gr - 1gr/kg trọng lượng cơ thể. Truyền tốc độ nhanh 120 giọt/phút. Sau 4 giờ có thể dùng lại.

3.2.3. Furosemide (lasix):

+ Tác dụng: tác dụng làm giảm tái hấp thu Na+ và Cl- ở ống thận, nhờ vậy tăng bài niệu.

Lasix có tác dụng chống phù não trước hết là làm tăng thẩm thấu huyết tương, kéo nước từ tổ chức não ra lòng mạch và tăng bài niệu.

Nghiên cứu của Vasin N.Ya. (1984) cho thấy: lasix có tác dùng tốt với phù não khi nồng độ Na+ trong máu tăng và khi ALNS tăng cao > 30 - 40 mmHg; tác dụng kém khi ALNS thấp < 10 - 15 mmHg.

+ Chỉ định: suy thận; phù do thận, xơ gan; phù do chấn thương sọ não, sau mổ não.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)