- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.
5. Tiên lượng.
Tiên lượng chảy máu não nói chung tùy thuộc vào các yếu tố sau:
5.1. Theo diễn biến lâm sàng:
Diễn biến lâm sàng rầm rộ, đột quị kiểu “sét đánh” thì tiên lượng rất nặng. Diễn biến lâm sàng một cách từ từ, não có khả năng bù trừ tốt hơn, tiên lượng thuận lợi.
Theo Hunt W. và Hess R. (1968) chia 5 mức độ diễn biến lâm sàng để tiên lượng đối với chảy máu não:
+ Mức độ I: đau đầu nhẹ, tỉnh táo, không có triệu chứng thần kinh khu trú.
+ Mức độ II: đau đầu nhiều, tỉnh táo nhưng kích thích tâm thần vận động, không có triệu chứng thần kinh khu trú.
+ Mức độ III: ý thức lơ mơ (bán hôn mê), có triệu chứng thần kinh khu trú (bại 1/2 người; giãn đồng tử, tổn thương dây thần kinh sọ não). Tử vong 30 - 40%.
+ Mức độ IV: hôn mê sâu; triệu chứng thần kinh khu trú rõ. Có thể có những cơn co cứng mất não; rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch. Tử vong 50 - 80%.
+ Mức độ V: hôn mê rất sâu; co cứng mất não; ngừng thở phải hô hấp nhân tạo. Tử vong có thể 100%.
5.2. Vị trí ổ máu tụ:
Tiên lượng tốt đối với ổ máu tụ vùng trán, vùng chẩm. Tiên lượng xấu, cho tỷ lệ tử vong cao đối với ổ máu tụ thân não, máu tụ não thất và máu tụ tiểu não.
5.3. Kích thước ổ máu tụ:
Nếu ở cùng vị trí thì kích thước khối máu tụ càng lớn và đẩy đường giữa càng nhiều thì tiên lượng càng nặng; ổ máu tụ nhỏ đẩy đường giữa không đáng kể thì tiên lượng tốt hơn.
5.4. Bệnh lý kết hợp khác:
Bệnh nhân có bệnh lý kết hợp khác như đái đường, suy thận, suy gan, suy tim, bệnh phổi mạn tính hoặc lao phổi đang tiến triển thì tiên lượng xấu. Tuổi cao tiên lượng xấu hơn so với tuổi trẻ.
6. Điều trị.
6.1. Điều trị nội khoa:
+ Chỉ định: khi ổ máu tụ trên ảnh CLVT nhỏ, tri giác bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo hoặc hôn mê nông.
Nhưng trong quá trình điều trị, nếu theo dõi thấy tri giác bệnh nhân có xu hướng xấu đi, điểm Glasgow tụt xuống, triệu chứng thần kinh khu trú rõ hơn, có biểu hiện rối loạn hô hấp và tim mạch nặng lên cần phải xem xét và có chỉ định mổ kịp thời.
+ Điều trị nội khoa đảm bảo những nguyên tắc sau:
- Đảm bảo thông khí tốt (thở oxy, hút đờm rãi làm thông đường thở, cần thiết có thể mở khí quản sớm).
- Đảm bảo huyết áp động mạch trong giới hạn bình thường. Nếu huyết áp cao thì phải cho thuốc hạ huyết áp.
- Chống phù não tích cực bằng nhiều biện pháp như: truyền mannitol (1 gr/kg trọng lượng cơ thể); lợi niệu thẩm thấu như lasix; liệu pháp corticoide (synacthène).
- Thuốc chống co mạch não và hồi phục chức phận não như nimotop; cerebrolysine; nootropyl.
- Nuôi dưỡng bệnh nhân bằng truyền đạm, cho ăn qua ống thông dạ dày nếu hôn mê kéo dài.
- Kháng sinh chống bội nhiễm.
6.2. Phẫu thuật:
+ Chỉ định:
- Tri giác xấu dần, chèn ép não do máu tụ ngày một tăng lên. - Máu tụ lớn, điều trị nội khoa không tốt lên.
- Máu tụ lớn có nguy cơ chèn đẩy gây tụt kẹt não.
- Chỉ định cân nhắc đối với các máu tụ ở các thùy não mà tri giác không xấu đi, chèn ép não không tăng lên. Nếu máu tụ vùng trán thì nên mổ để tránh di chứng tâm thần sau này.
- Máu tụ tiểu não thì cần phải phẫu thuật sớm.
Vấn đề là phẫu thuật khi nào? Một số tác giả khuyên nên phẫu thuật ở những giờ đầu sau khi bị chảy máu não. Nhưng giai đoạn này thường rối loạn nghiêm trọng chức phận hô hấp và tim mạch (giai đoạn bão táp thực vật), tỷ lệ tử vong cao. Do vậy nhiều tác giả khuyên nên phẫu thuật không sớm hơn 5 - 6 ngày sau khi chảy máu não, thậm chí có thể phẫu thuật sau 2 - 3 tuần. Theo một số tác giả cho rằng nếu mổ khi BN hôn mê cho tỷ lệ tử vong trên 60%.
+ Chống chỉ định:
- Tình trạng bệnh nhân quá nặng ở giai đoạn V theo Hunt và Hess, tức là hôn mê sâu, rối loạn nghiêm trọng chức phận sống.
- Máu tụ nhỏ ở thân não với rối loạn nghiêm trọng chức phận sống. - Bệnh nhân tuổi quá cao, thể trạng chung yếu.
- Bệnh nhân có kèm theo một số bệnh khác như đái đường giai đoạn biến chứng nặng, lao phổi đang tiến triển, xơ gan, suy tim, huyết áp cao ác tính.
+ Kỹ thuật:
Thường khoan và gặm rộng xương sọ (kích thước khoảng 2 - 3 cm là đủ rộng). Mở màng cứng. Xác định vị trí ổ máu tụ bằng chọc kim Troca, sau đó rạch vỏ não một lỗ nhỏ và vén não để vào ổ máu tụ và hút bỏ máu tụ. Tìm nguồn chảy máu để cầm máu bằng đốt điện.