Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 177)

- Cơ tứ đầu đùi Cơ khép

2. Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện.

Các biểu hiện rối loạn tiểu tiện (RLTT) trong chấn thương thường gặp như sau: bí đái; bí đái nghịch thường; tiểu tiện ngoài ý muốn định kỳ; không giữ được nước tiểu định kỳ; không giữ được nước tiểu thực sự.

2.1. Bí đái(urinary retention):

Bí đái xảy ra ngay sau chấn thương tủy và kéo dài 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn.

Người ta cho rằng: khi tủy tổn thương thì cơ rối BQ bị liệt, trong khi đó cơ thắt trong ở cổ BQ lại co chắc, tình trạng đó dẫn tới bí tiểu.

Hết giai đoạn sốc tủy (2 - 3 tháng sau hoặc lâu hơn) cơ rối BQ bắt đầu hồi phục, rối loạn tiểu tiện sẽ có biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

2.2. Bí đái nghịch thường(ischuria paradoxa):

Bí đái nghịch thường là thể đặc biệt của bí đái, thường xuất hiện 2 - 3 tháng sau chấn thương tủy và thường gặp tổn thương tủy ở cao, trên phình thắt lưng.

Biểu hiện: khi BQ đầy nước tiểu tới mức tối đa, áp lực trong BQ tăng cao sẽ thắng được cơ thắt trong của BQ đang co thắt chắc và nước tiểu được tống ra ngoài từng ít một.

Bí đái nghịch thường chính là cơ chế tự bảo vệ cần thiết để giảm bớt sự căng BQ quá mức.

Sau mỗi lần đi tiểu không được nhiều, nên lượng nước tiểu dư còn lại trong BQ có thể trên 150 ml. Lượng nước tiểu dư còn nhiều sẽ gây nên viêm BQ. Do vậy khi có bí đái nghịch thường thì cần phải được thông tiểu kịp thời để đề phòng viêm BQ.

2.3. Tiểu tiện ngoài ý muốn định kỳ:

Tiểu tiện ngoài ý muốn định kỳ còn gọi là đái dầm cách hồi (incontinentio intermittens) với biểu hiện là khi BQ đầy, nước tiểu sẽ được tống ra ngoài một cách tự động ngoài ý muốn vì bệnh nhân hoàn toàn không còn cảm giác mót tiểu. Lần đái sau cũng vậy, BQ đầy là nước tiểu được tống ra một các tự động giống như hiện tượng đái dầm ở trẻ em dưới 1 tuổi, thần kinh chưa phát triển hoàn thiện, ngồi đâu đái đó, BQ đầy nước tiểu là tống ra ngay.

Đái dầm cách hồi hay gặp trong tổn thương tủy cao, trên phình thắt lưng trở lên và thường xuất hiện vào tháng thứ 2 - 3 sau chấn thương.

Tuy bệnh nhân không còn cảm giác mót tiểu nhưng có những dấu hiệu báo trước khi BQ đầy nước tiểu và bệnh nhân phải kích thích gõ lên BQ để gây phản xạ đi tiểu.

2.4. Không giữ được nước tiểu định kỳ:

Không giữ được nước tiểu định kỳ hay còn gọi là “mót đái mệnh lệnh” thường gặp trong tổn thương tủy không hoàn toàn, một phần đường dẫn truyền tủy vẫn còn, bó tháp không tổn thương hoàn toàn.

Mót đái mệnh lệnh thường xuất hiện ở tháng thứ 2 - 3 sau chấn thương, biểu hiện: bệnh nhân còn cảm giác mót đái nhưng là mót đái mệnh lệnh, khẩn cấp tới mức vừa có cảm giác mót đái là phải đi ngay, không thể nín nhịn. Vì thế đôi khi bệnh nhân chưa kịp thì đã đái ra quần.

2.5. Không giữ được nước tiểu thực sự:

Không giữ được nước tiểu thực sự hay còn gọi là “đái dầm thực sự” (incontinentio vera) hay gặp trong tổn thương tủy thấp, tủy phình thắt lưng và đuôi ngựa, xuất hiện 2 - 3 tháng sau chấn thương tủy.

Thường tổn thương vùng nón tủy, trung tâm tiểu tiện ở S2, S3, S4. Do cơ thắt trong cổ BQ và cơ rối đều bị liệt nên nước tiểu từ niệu quản vào BQ bao nhiêu

thì chảy ra ngoài ngay lập tức, cổ BQ luôn luôn mở nên nước tiểu không giữ lại được ở BQ.

ở những bệnh nhân này không có nước tiểu dư và người bệnh luôn phải đeo túi đựng nước tiểu bên mình.

Tóm lại:

+ Bí tiểu xảy ra ngay sau chấn thương tủy và đuôi ngựa. Bí tiểu kéo dài 2 - 3 tháng hoặc lâu hơn.

+ Tiểu tiện ngoài ý muốn định kỳ (hay còn gọi là đái dầm cách hồi) thường gặp trong các tổn thương tủy ở cao trên phình thắt lưng. Bệnh nhân không còn cảm giác mót tiểu nhưng có những dấu hiệu báo trước và người bệnh thực hiện được động tác tiểu tiện phản xạ nhờ gõ, kích thích lên bàng quang.

+ Không giữ được nước tiểu thực sự (đái dầm thực sự) thường xảy ra khi tổn thương phình thắt lưng, nón tủy cùng và đuôi ngựa.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)