Triệu chứng cận lâm sàng.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 118)

- Tổn thương không hoàn toàn dây TK hông to: liệt không hoàn toàn bàn chân và hay gặp hội chứng bỏng buốt.

4. Triệu chứng cận lâm sàng.

4.1. Xét nghiệm máu:

Bạch cầu đơn nhân tăng, tốc độ máu lắng tăng cao...

4.2. Xét nghiệm dịch não tủy (DNT):

Có tắc nghẽn lưu thông DNT nếu có chèn ép tủy do ổ áp xe, mảnh xương chết, mảnh đĩa đệm...

Albumin và tế bào trong DNT bình thường nếu không có thâm nhiễm lao vào trong tủy gây chèn ép tủy.

4.3. Phản ứng Mantoux:

Nếu phản ứng Mantoux âm tính thì có thể loại trừ lao, nhưng nếu Mantoux dương tính thì vẫn không có giá trị quyết định.

4.4. Gây nhiễm lao cho chuột thí nghiệm:

Bằng cách lấy mủ lao tiêm qua đường phúc mạc và được kết quả sau 5 - 6 tuần, đây là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán tốt nhưng phải chờ lâu.

4.5. Xét nghiệm giải phẫu bệnh lý:

Có giá trị chẩn đoán quyết định nhưng không phải trường hợp nào cũng làm được, thường phải mổ vào ổ lao mới có thể lấy được bệnh phẩm làm sinh thiết.

4.6. Triệu chứng X quang.

+ Triệu chứng trên xương:

- Hẹp khe đĩa đệm.

- Thân đốt sống xẹp phía trước có hình chêm. + Triệu chứng của bọc áp xe:

- Có bờ rõ rệt, thường là hình thoi ở hai bên thân đốt sống. - Có hình nốt đọng vôi.

- Hình dây chằng dọc trước tách khỏi thân đốt sống và bọc áp xe đẩy cơ thắt lưng - chậu phình ra ngoài.

Từ khi có máy chụp cắt lớp vi tính (CT.scanner) giúp cho việc chẩn đoán lao cột sống sớm và chính xác hơn, đặc biệt là những ổ lao nhỏ. Hiện nay chẩn đoán lao cột sống bằng cộng hưởng từ (MRI) là phương pháp chẩn đoán hiện đại nhất, cho phép xác định đầy đủ các tổn thương về cột sống, tủy sống và những phần liên quan khác.

5. Chẩn đoán phân biệt.

Có nhiều bệnh ở cột sống dễ nhầm với lao cột sống.

5.1. Bệnh viêm đốt sống đĩa đệm không đặc hiệu:

Bệnh này khá phổ biến ở thiếu niên, ngược lại với lao cột sống là một bệnh mạn tính, khởi đầu âm thầm. Bệnh viêm cột sống đĩa đệm không đặc hiệu là một nhiễm khuẩn cấp tính, khởi đầu đột ngột, rầm rộ (sốt cao, toàn thân suy sụp nhanh chóng, bạch cầu tăng cao...).

5.2. Bệnh dẹt đốt sống (vertebra plana):

Là một bệnh cột sống khác của trẻ em, một thể hoại tử vô khuẩn (không phải do nhiễm khuẩn) có các dấu hiệu đau cột sống và vận động hạn chế, tiến triển mạn tính dễ nhầm với lao cột sống nhưng lại có hình ảnh X quang điển hình: đốt sống bị dẹt dần nhưng xương đặc, cản quang mạnh hơn các đốt sống khác (trái ngược với hình ảnh loãng xương và mất xương của lao xương), bờ thân đốt sống vẫn đều đặn, khe đĩa đệm hoàn toàn bình thường.

5.3. Bệnh gù thiếu niên(bệnh Scheuermann): Thường gặp ở trẻ em lúc tuổi dậy thì. Thường gặp ở trẻ em lúc tuổi dậy thì.

5.4. Các bệnh lý khác của cột sống:

Viêm đốt sống chấn thương, hội chứng Clippel-Feil, bệnh trượt đốt sống...

6. Điều trị.

Mục đích điều trị lao cột sống là: chữa khỏi nhiễm khuẩn lao; làm ngừng phá hủy xương do trực khuẩn lao gây nên, tạo điều kiện phục hồi xương đạt được độ chịu lực bình thường để cột sống có thể hoạt động được.

Kết hợp nhiều biện pháp điều trị: dùng thuốc kháng lao, tăng cường sức chống đỡ của cơ thể, bất động tốt, phẫu thuật...

6.1. Sử dụng các thuốc kháng lao đặc hiệu:

+ Nhiều trường hợp lao cột sống có thể khỏi hoàn toàn bằng thuốc đặc hiệu. Dùng thuốc kháng lao là điều kiện bắt buộc để thực hiện an toàn phẫu

thuật, nhất là các phẫu thuật trực tiếp vào ổ lao để lấy bỏ các mô chết và mô xơ mà trước kia bị cấm vì dễ làm cho lao lan rộng.

+ Nên dùng thuốc sớm khi ổ lao còn nhỏ, chưa hình thành mô xơ bao quanh, dùng thuốc 6 - 12 tuần là đủ (Anderson L.D).

+ Nếu giai đoạn toàn phát mới dùng thuốc thì phải kéo dài 12 tháng, thậm chí còn lâu hơn.

Tuy nhiên sau từng đợt điều trị 6 - 8 tuần, phải kiểm tra kết quả lâm sàng, nếu chưa ổn định phải tiếp tục dùng thuốc, chỉ đến khi hết hoàn toàn các biểu hiện bệnh lý tại vùng lao, toàn trạng trở lại bình thường, chụp X quang hết các dấu hiệu loãng xương, các hang lao đầy đặn trở lại, xương dính chắc vào nhau, các xét nghiệm máu (đặc biệt tốc độ máu lắng) trở về bình thường mới thôi dùng thuốc.

+ Để tránh trực khuẩn lao nhờn thuốc, trong điều trị cần kết hợp hai hoặc nhiều thuốc kháng lao. Phác đồ được nhiều tác giả áp dụng là:

- Rifamycin 300 mg: người lớn 8-12 mg/kg/ngày. Trẻ em trên 10 tuổi 10 - 20 mg/kg/ngày.

- Ethambutol (100 mg, 400 mg): liều lượng 15 - 25 mg/kg/ngày. - Rimifon (INH) 0,1  liều lượng 5 - 6 mg/kg/ngày.

6.2. Điều trị phẫu thuật:

+ Chỉ định: nhiều tác giả trong và ngoài nước thống nhất chỉ định mổ lao cột sống trong các trường hợp sau:

- Có biến chứng bại hoặc liệt hai chân do chèn ép tủy. - Đau, biến dạng cột sống.

- Chèn ép rễ thần kinh.

- áp xe cơ đáy chậu hoặc áp xe cạnh cột sống thấy rõ trên phim X quang. + Tùy từng trường hợp mà có thể áp dụng các kỹ thuật mổ để giải phóng chèn ép tủy, rễ thần kinh, lấy bỏ triệt để tổ chức lao. Làm vững cột sống bằng các phương pháp khác nhau.

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ Vũ Hùng Liên

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)