Trường hợp có tổn thương tủy:

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 60)

2. Triệu chứng.

4.4.2. Trường hợp có tổn thương tủy:

+ Chỉ định: gãy cột sống không vững, đốt sống di lệch ra sau.

+ Kỹ thuật: có 2 kỹ thuật làm vững cột sống bằng đường vào phía trước bên cột sống và bằng đường vào phía sau cột sống:

- Phẫu thuật bằng đường vào phía trước-bên cột sống: sau khi nắn chỉnh cho đốt sống hết di lệch và khi đốt sống đã về vị trí cũ thì tiến hành làm vững cột sống bằng nẹp vít kim loại (trường hợp gãy đốt sống DXII-LI đóng cứng cột sống bằng đường vào phía trước thân đốt sống là khó khăn vì có cơ hoành bám vào).

- Phẫu thuật bằng đường vào phía sau: nắn chỉnh cho đốt sống hết di lệch (có thể cắt hoặc không cắt cung sau), sau đó làm vững cột sống bằng

xương mác tự thân hoặc bằng bằng nẹp vít kim loại xuyên qua cuống sống vào thân đốt sống. Khoa Phẫu thuật thần kinh Bệnh viện 103 thường áp dụng cố định cột sống bằng xương mác tự thân (hình 3). Hình 3: Cố định cột sống bằng xương mác tự thân. (phương pháp Henle). a,b: Nhìn thẳng và nhìn nghiêng.

c: Xương mác chẻ đôi đặt 2 bên.

Ngoài các phương pháp điều trị bảo tồn và phẫu thuật nói trên, trong tổn thương tủy người ta còn cần đặc biệt chú tới vấn đề điều trị toàn thân như săn sóc chống loét, chống viêm phổi do nằm lâu, điều trị rối loạn tiểu tiện như giải quyết bí tiểu, viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu nói chung; xoa bóp tập vận động để chống teo cơ cứng khớp; các thuốc nhằm phục hồi chức phận tủy, thuốc tăng dẫn truyền thần kinh.

Vết thương cột sống-tủy sống Bùi Quang Tuyển

Đặng Đình Nam

1. Đại cương.

Một phần của tài liệu Giáo trình phẫu thuật thần kinh học viện quân y (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)