61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh
4.1.2. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tạ
tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp xã vững mạnh, phát huy dân chủ cơ sở và vai trị của người có uy tín trong cộng đồng
Hệ thống chính trị là tồn bộ các thiết chế chính trị như tổ chức Đảng, chính quyền, các đồn thể nhân dân được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định, gắn bó hữu cơ với nhau nhằm thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý
của Nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Trong mối quan hệ thống nhất hữu cơ đó, để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC không chỉ cần phát huy vai trị của chính quyền cơ sở, mà cần phải phát huy vai trị của cả hệ thống chính trị ở cơ sở để huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống này. Cụ thể, trước hết, cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động này, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống dân vận. Chú trọng vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc nắm bắt nguyện vọng, khả năng hiểu biết và thái độ của đồng bào các DTTSTC đối với các quy định của pháp luật HN&GĐ, trên cơ sở đó hướng dẫn, vận động đồng bào thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh và tự giác hơn.
Cần chú ý rằng, việc phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên phải được tiến hành một cách đồng bộ với việc đổi mới, cải tiến nội dung và phương thức hoạt động, nâng cao chất lượng hoạt động của cả hệ thống chính trị ở cơ sở đồng thời nâng cao trình độ nhận thức cho cán bộ, cơng chức, viên chức nhà nước và nhân dân.
Bên cạnh đó, các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là chính quyền cơ sở phải xuất phát từ quan điểm, chính sách đồn kết các dân tộc của Đảng và Nhà nước để phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên. Bởi mỗi DTTSTC ở Tây Nguyên đều đang lưu giữ trong mình những giá trị văn hóa mà những nội dung tiến bộ của luật tục là một bộ phận quan trọng. Hơn nữa, do ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội, nên trong mỗi đơn vị hành chính của các tỉnh Tây Nguyên hiện nay, ngoài 12 dân tộc thiểu số tại chỗ sinh sống, cịn có sự xen cư của các dân tộc cịn lại, mà mỗi dân tộc đều có một nền văn hóa mang bản sắc riêng, với một hệ thống luật tục riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, các giải pháp để phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở khu vực Tây Nguyên phải xuất phát và bám sát các quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, không chỉ nhằm bảo vệ và phát huy những bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số tại chỗ nơi đây trong lĩnh vực HN&GĐ, mà còn nhằm phát huy truyền thống đồn kết, gắn bó giữa các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, bảo đảm thắt chặt quan hệ giữa đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên với các
dân tộc khác trong tỉnh và với chính quyền cơ sở. Đồng thời phải gắn với việc tăng cường hòa giải ở cơ sở, hòa giải các mâu thuẫn trong nội bộ gia đình, dịng họ, dân tộc và cả những xung đột tơn giáo, nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Thực tế cho thấy, đa số các vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong cộng đồng được giải quyết ngay tại cơ sở rất hiệu quả, đặc biệt thông qua bộ máy tự quản ở thôn, buôn.