“Anh ta gọi, vợ không theo/ Vợ khơng đứng lại, vợ chồng khơng hịa thuận/ Vòng đeo ở tay phải, anh ta khơng chịu nhìn/ Bị, trâu đã chia cho hai bên/…/ Tài sản hàng chục thứ phải trả lại cho bên gái/ Nếu người chồng bỏ rơi người vợ”[100, tr.182]. Lúc đó “cái vịng đồng đúc sẽ được tháo ra, cái vịng đồng dây sẽ được cởi ra, ngựa voi mỗi con sẽ đi ăn một ngả”. [119, tr. 383-384]. Trường hợp vợ chủ động bỏ chồng, người vợ sẽ đền bù danh dự cho chồng một con trâu và một con heo. Con trâu sẽ được chồng giữ lại nuôi, con heo sẽ mổ thịt đãi già làng và dịng họ đến tham dự xét xử ly hơn. Sau khi ly hôn và đã trả hết các lễ vật bắt buộc, người vợ hoặc người chồng sẽ được quyền tái hôn.
Tuy nhiên, trong việc ly hôn, luật tục thể hiện sự ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều mặt trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ.
Trước hết, việc ly hơn do hai bên gia đình tự giải quyết theo các điều kiện đã được cam kết trong lễ cưới. Tuy nhiên, nếu những xung đột trong gia đình khơng tự giải quyết được thì có thể u cầu người xử kiện đứng ra phân xử. Ly hôn được tiến hành tại gia đình bên nữ có sự tham gia của hai bên tộc họ bên nam và bên nữ. Hội đồng xét xử hỏi ý kiến người bị ly hôn, hai bên được phép trao đổi qua lại. Nếu lý do ly hơn chính đáng và người bị ly hôn chấp nhận, khơng cịn cách nào hịa giải thì hội đồng xét xử quyết định cho ly hơn. Vì vậy, khi hai vợ chồng đồng ý ly hơn, họ mời già làng và dòng họ hai bên gia đình đến giải quyết. Khi hai bên đã trả vịng cho nhau, giao ước kết hơn của hai bên coi như bị hủy bỏ: “Cái vòng bên trai đã trả cho bên gái/ Cái vòng bên gái đã trả
cho bên trai/ Như vậy, sẽ khơng có điều gì xảy ra/ Và người con trai có thể lấy vợ/ Và người con gái có thể lấy chồng”44. Hoặc hai người cầm hai nắm gạo bỏ vào một cái chén khác, hoặc có vùng người đàn ơng về nhà cha mẹ mình ở 6 tháng không qua lại với người vợ nữa. Từ đây quyết định ly hơn có hiệu lực và hai vợ chồng chấm dứt cuộc hôn nhân45. Cách thức ly hôn theo luật tục như vậy là không phù hợp với quy định của luật HN&GĐ, do đó đã vi phạm pháp luật và cản trở việc thực hiện các quy định về ly hôn trong pháp luật HN&GĐ. Do việc ly hôn không được thực hiện ở Tịa án nhân dân nên đã gây khó khăn cho việc quản lý của các cơ quan nhà nước trên địa bàn, đặc biệt dẫn đến hậu quả sau ly hôn là phân chia tài sản và các con không phù hợp và đảm bảo quyền lợi của các bên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiện nay, việc ly hơn theo luật tục chỉ cịn tồn tại đối với những người nghèo, ở vùng sâu vùng xa, nơi mà luật tục còn vai trò lớn trong cộng đồng, còn đối với những gia
44 Phỏng vấn bà Thị Mai, 40 tuổi, dân tộc M’nông, huyện Đắc Song, Đắc Nông ngày 15/3/2014