Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tớ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 155 - 163)

61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh

4.2.4. Giải pháp tổ chức thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tớ

vùng dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên giai đoạn tới

Pháp luật HN&GĐ sau khi được ban hành và có hiệu lực phải được thực hiện trên thực tế. Tuy nhiên, pháp luật không thể tự đi vào cuộc sống, và có nhiều qui định

của pháp luật HN&GĐ người dân không thể tự thực hiện được hoặc khơng chịu tự giác thực hiện. Chính vì vậy, để pháp luật HN&GĐ đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả điều chỉnh các quan hệ xã hội, vấn đề tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ có ý nghĩa rất quan trọng. Khi pháp luật HN&GĐ có hiệu lực, các cơ quan nhà nước phải chủ động, tự giác thực hiện nghiêm chỉnh; phổ biến kịp thời pháp luật tới nhân dân, tuyên truyền, vận động để nhân dân nghiêm chỉnh thực hiện các qui định của pháp luật HN&GĐ; chủ động tháo gỡ khó khăn vướng mắc của nhân dân khi thực hiện những qui định mới; khi cần thiết có thể hỗ trợ, giúp đỡ nhân dân về vật chất hoặc nhân lực ... đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước đã được ban hành.

Sử dụng kết hợp luật tục trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ ở cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên là một giải pháp quan trọng, bởi cho dù cơng tác cán bộ có tốt, việc “pháp luật hóa” có thành cơng nhưng nếu khâu tổ chức thực hiện kém hiệu quả thì tồn bộ q trình trên sẽ khơng đạt được mục đích. Mặt khác, hiện nay, tại các vùng DTTSTC có luật tục ở nước ta chưa có một mơ hình về việc vận dụng luật tục trong thực hiện pháp luật mà chỉ là những giải pháp mang tính tự phát. Nơi nào cán bộ am hiểu về luật tục thì áp dụng luật tục trong cơng tác quản lý của mình thuận lợi hơn. Có trường hợp cán bộ không hiểu hết về các quy định của pháp luật hay không hiểu rõ về luật tục dân tộc dẫn đến việc vận dụng khơng những khơng hiệu quả mà cịn trái với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về cơng tác cán bộ, hay trái với các lợi ích của cộng đồng DTTSTC. Cũng chính vì chưa có một cơ chế nào về việc vận dụng luật tục trong quản lý cộng đồng, do đó mức độ và phạm vi vận dụng luật tục trong quản lý cộng đồng ở mỗi thôn buôn là khác nhau tùy thuộc trình độ, khả năng của cán bộ thực hiện, điều kiện kinh tế xã hội và nhận thức của người dân ở từng vùng. Chính vì vậy, việc đưa ra một mơ hình vận dụng phù hợp là một giải pháp quan trọng góp phần vận dụng thành công luật tục trong quản lý cộng đồng DTTSTC hiện nay. Cụ thể, khi tổ chức thực hiện pháp luật cần quan tâm đến những vấn đề sau:

4.2.4.1. Phát huy vai trị của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong tổ chức thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình trong vùng dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên

Nói tới cấp cơ sở là nói tới xã, phường, thị trấn trong đó xã là chủ yếu, là nơi chính quyền trong lịng dân như Đảng ta đã xác định. Cơ sở là cấp thấp nhất trong các cấp quản lý của hệ thống chính quyền nhà nước nhưng lại nơi chính quyền gần dân nhất, nơi chính quyền và các đồn thể tổ chức cuộc sống, hoạt động của các cộng đồng dân cư để nhân dân trực tiếp thực hiện quyền làm chủ của mình. Đây cũng chính là địa

chỉ quan trọng và mang tính quyết định mà mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước phải tìm đến. Cơ sở vì vậy tuy là cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý nhà nước, nhưng có tầm quan trọng đặc biệt, có thể ảnh hưởng đến sự sống cịn, thành bại của chế độ; cơ sở khơng phải là cấp hoạch định đường lối, chính sách, mà là cấp hành động, tổ chức hành động, đưa đường lối, nghị quyết, chính sách vào cuộc sống.

Hệ thống chính trị ở cơ sở bao gồm tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức, các đồn thể chính trị xã hội của quần chúng tham gia vào Mặt trận với tư cách là những thành viên như cơng đồn, đồn thanh niên, hội phụ nữ, hội nơng dân… Chính vì vậy, giải pháp tốt nhất trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở vùng DTTSTC ở Tây Nguyên cần phải có sự tham gia của cả hệ thống chính trị ở cơ sở.

- Đối với tổ chức cơ sở Đảng: Cần phải phát huy vai trò của các cấp ủy đảng trong việc lãnh đạo chính quyền cơ sở tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng DTTSTC, đảm bảo xây dựng gia đình, thơn, bn văn hóa. Bên cạnh đó, phải coi việc tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác Đảng của mỗi cơ sở Đảng có đơng đồng bào DTTSTC sinh sống, đưa những nội dung xây dựng gia đình văn hóa vào chương trình hành động của cả nhiệm kỳ. Từ đó, đặt ra những yêu cầu cụ thể đối với mỗi cán bộ đảng viên là người gương mẫu, đi đầu trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, chăm lo xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, bình đẳng, bền vững, đồng thời quan tâm, khuyến khích động viên gia đình người khác cùng tiến bộ.

- Đối với chính quyền cấp xã: Đây khơng chỉ là cấp hành chính mà cịn là cấp tự

quản, là nơi trực tiếp tổ chức chỉ đạo thực hiện pháp luật HN&GĐ và các chủ trương, chính sách của cấp trên. Trong đó tập trung chủ yếu vào việc trực tiếp giải quyết các yêu cầu hợp pháp của tổ chức và công dân trên các lĩnh vực: kết hơn, khai sinh, khai tử, hịa giải… Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói cấp xã là cấp gần gũi dân nhất, là nền tảng hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi cơng việc đều xuôi. Trong thời gian qua, việc tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ của chính quyền cơ sở ở những xã có đơng đồng bào DTTSTC sinh sống chưa được quan tâm nhiều, dẫn đến tình hình đội ngũ cán bộ cấp cơ sở chưa thực sự đảm bảo và chất lượng hoạt động của chính quyền cấp cơ sở cũng chưa cao. Điều cần thiết là phải phân định thẩm quyền của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân một cách rõ ràng, cụ thể trong việc tổ chức thực hiện pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng. HĐND cần có Nghị

quyết triển khai tổ chức thực hiện, vận dụng luật tục trong việc tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ trong kỳ họp hoặc có kỳ họp chuyên đề về việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở địa phương mình, sao cho phù hợp nhất với địa bàn và luật tục của cộng đồng người DTTSTC tại địa phương. Cịn UBND thì tổ chức thực hiện Nghị quyết của HĐND trong lĩnh vực này, đặc biệt là cán bộ tư pháp, thường xuyên tiếp xúc và trực tiếp giải quyết công việc của dân, nơi cuối cùng tổ chức thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, vì vậy, cán bộ cơ sở cần trang bị kiến thức pháp luật và kiến thức quản lý nhà nước ở mức cần thiết để giải quyết công việc tại địa bàn được tốt hơn.

Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ, năng lực quản lý điều hành của đội ngũ CBCC cấp xã, trước mắt là nâng cao trình độ, kiến thức pháp luật. Khuyến khích cán bộ thơn, bn tích cực cơng tác, tăng cường kiểm tra sâu sát cơ sở, thực hiện 4 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc” và phương châm ba trực tiếp “trực tiếp đến tận nhà dân, trực tiếp nghe dân nói và nói cho dân nghe, trực tiếp làm

để dân tin”.

- Đối với các tổ chức đồn thể chính trị - xã hội, tùy theo chức năng, nhiệm vụ và phương thức hoạt động của mình mà tham gia ở mức độ khác nhau vào việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, giúp đỡ các gia đình thực hiện tốt chức năng của mình. Chính sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội, đồn thể vào việc thực hiện pháp luật HN&GĐ sẽ có thể tạo nên một mơi trường gần gũi hỗ trợ, giúp đỡ hòa giải, động viên, khuyến khích các hoạt động của gia đình, tạo điều kiện thuận lợi để họ vượt qua khó khăn, phòng ngừa và ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử giữa các thành viên trong gia đình, những hành vi vi phạm pháp luật HN&GĐ. Đặc biệt là MTTQVN ở cơ sở cần xây dựng nội dung và phương thức hoạt động phù hợp với từng đối tượng vận động. Trong hoạt động của hệ thống Mặt trận và các đồn thể từ xã đến thơn, bn cần chủ động và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nội dung theo hướng thiết thực, cụ thể hơn. Bên cạnh đó tổ chức Mặt trận và các đoàn thể cần mở rộng theo hướng có sự tham gia của các cá nhân có ảnh hưởng nhất định trong đời sống chính trị - xã hội tại địa phương đặc biệt là già làng, chức sắc tơn giáo và những người có uy tín trong cộng đồng.

4.2.4.2. Nâng cao vai trị của già làng trong cộng đồng người dân tộc thiểu số tại chỗ ở Nguyên

Do những lý do văn hóa và phong tục, hiện nay trong vùng DTTSTC ở Tây Nguyên, vai trò của của luật tục chưa mất đi mà vẫn âm thầm tồn tại trong đời sống

buôn làng thông qua vai trò của già làng và hành vi của mọi người trong cộng đồng. Nhận thức được vai trò quan trọng của già làng và thiết chế xã hội truyền thống, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương tôn trọng và phát huy vai trò của già làng các DTTS nói chung và khu vực Tây Ngun nói riêng. Theo đó, bên cạnh HTCT, mỗi bn làng DTTSTC đều có một hay nhiều già làng, do dân cử theo thể thức và tiêu chí truyền thống, chú ý tiêu chí uy tín, đạo đức và am hiểu tập quán, luật tục của dân tộc.

Khái niệm bn làng theo tín ngưỡng truyền thống được hiểu là bn làng có tồn bộ hoặc phần lớn người dân cịn theo tín ngưỡng đa thần nguyên thủy. Hiện nay, vai trị của già làng tại các bn làng theo tín ngưỡng truyền thống có 5 vai trị chính: đại diện bn làng duy trì văn hóa truyền thống và phong tục tập quán dân tộc; đại diện buôn làng duy trì đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng; hỗ trợ HTCT và ngành văn hóa động viên dân làng xây dựng đời sống văn hóa mới; hỗ trợ HTCT vận động dân làng phát triển KT-XH theo chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước; hỗ trợ HTCT vận động dân làng thực hiện đoàn kết dân tộc, củng cố an ninh chính trị ở các bn làng.

Ở Tây Ngun hiện có 6.889 bn, thơn trong đó có 2.497 bn làng thuần DTTSTC hoặc đơng DTTSTC. Theo thông tin từ các tỉnh và thông tin thực tế, ở tất cả các bn làng hiện nay đều có già làng. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Tây Nguyên, năm 2015 có 1.923 già làng DTTSTC là người có uy tín, chiếm 77% tổng số già làng DTTSTC và 54% tổng số người có uy tín ở Tây Ngun, tuổi bình qn của già làng là 53, tuổi cao nhất là 87 và tuổi thấp nhất là 41. Trong đó, tỉnh Kon Tum có 329 già làng là người có uy tín/ 652 người có uy tín, tỉnh Gia Lai có 779 già làng là người có uy tín/ 1261 người có uy tín, tỉnh Đắc Nơng có 154 già làng là người có uy tín/ 289 người có uy tín, tỉnh Lâm Đồng có 267 già làng là người có uy tín/ 451 người có uy tín, tỉnh Đắc Lắc có 394 già làng có uy tín/ 994 người có uy tín [27, tr.95].

Với vốn sống và kinh nghiệm tự thân, già làng có năng lực gạn đục khơi trong để vận động dân làng xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn mới. Kết quả khảo sát cho thấy, trong số 500 phiếu khảo sát ở 10 làng theo tín ngưỡng truyền thống cho kết quả, 493 ý kiến cho rằng già làng có vai trị tích cực trong duy trì, bảo vệ văn hóa truyền thống (99,8%), 492 ý kiến cho rằng già làng có vai trị tích cực trong duy trì luật tục, phong tục tập quán (99,6%) (bảng 2 phụ lục 1). Do được sự động viên của các tổ chức trong HTCT, đa số các già làng ủng hộ và hưởng ứng các phong trào xây dựng đời sống văn hóa nơng thơn mới theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước như xây dựng làng văn hóa, xây dựng gia đình văn hóa, tồn dân đồn kết xây dựng đời sống

văn hóa ở khu dân cư, xây dựng nếp sống mới trong việc tang, việc cưới. Các già làng là người đi đầu và gương mẫu thực hiện các phong trào xây dựng đời sống văn hóa mới, tham gia xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, làm lành mạnh các quan hệ xã hội ngay trong từng gia đình, động viên các gia đình cho con em học hành, thực hiện sống vui, sống khỏe và hạnh phúc, sống có ích, chống các tệ nạn xã hội. Điển hình là già làng Ama Rin ở buôn Ako Dhông, thành phố Buôn Ma Thuột, Già làng AmaKong ở bn Trí A, huyện Bn Đơn, tỉnh Đắc Lắc, được coi là huyền thoại già làng Tây Ngun, với nhiều đóng góp cho bn làng. Già làng là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước với người dân, làm cho nhiều việc được giải quyết “thấu tình đạt lý”.

Các già làng đã hỗ trợ HTCT trong vận động dân làng xây dựng và phát triển các mối quan hệ xã hội theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Già làng ủng hộ và vận động dân làng xóa mù chữ, khuyến khích con em đi học, phát triển giáo dục và đào tạo, thực hiện nếp sống văn hóa, xây dựng khu dân cư lành mạnh…Tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đến lĩnh vực HN&GĐ. Vận động dân làng sống theo pháp luật, thực hiện chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, thực hiện quy ước văn hóa bn làng, thực hiện dân chủ ở cơ sở. Vai trò phát triển xã hội của già làng cịn thể hiện qua cơng tác trợ giúp pháp lý. Như già làng Y Thút, dân tộc Ê đê bn Tour, xã Hịa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc đã đến từng nhà vận động bà con xây dựng nếp sống văn hóa mới tại khu dân cư, từ bỏ những hủ tục như thách cưới, ăn uống tốn kém trong cưới hỏi… Tính riêng năm 2013, có 74 già làng được các bộ, ngành, Trung ương biểu dương, tặng giấy khen như già làng Y Kông H Wyng, buôn Drang Pôk, Y Nhi Rya, thôn 6, xã Krong Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc, Y Dăm bon Bu Đắk xã Thuận An, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nơng, Điểu N Drăng bon Bu Sóp, xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắc Nơng…

Thiết nghĩ, để tiếp tục phát huy vai trị của già làng trong vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên thì trước hết cần thống nhất tiêu chí về già làng trong bầu chọn già làng. Trong xây dựng tiêu chí về già làng, cần nhìn nhận lại già làng là người có uy tín đặc biệt, là cầu nối giữa truyền thống và hiện đại, giữa pháp luật và luật tục, trong đó có hai chức năng chủ yếu là duy trì truyền thống tốt đẹp của dân tộc và hỗ trợ HTCT thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Có thể đơn cử một số tiêu chí như: thơng hiểu và vận dụng hợp lý luật tục vào hồn cảnh mới; được cộng đồng tơn trọng; có năng lực, kinh nghiệm tập hợp quần chúng; bản thân và gia đình gương mẫu; biết chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của tập thể buôn làng; tin tưởng vào Đảng, vào chế độ, là chỗ dựa quan trọng cho HTCT trong

việc tuyên truyền, vận động, tổ chức bn làng chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 155 - 163)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w