Nâng cao nhận thức về pháp luật hơn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 130 - 139)

61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh

4.2.1. Nâng cao nhận thức về pháp luật hơn nhân và gia đình cho đồng bào các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

Để nâng cao nhận thức về pháp luật HN&GĐ trong vùng DTTSTC Tây Nguyên, cần thực hiện đồng thời một số giải pháp sau.

4.2.1.1. Nâng cao dân trí cho các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên

Đối với đồng bào các DTTS, muốn cho họ thực hiện đúng pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng thì việc nâng cao nhận thức, hiểu biết về pháp luật cho họ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Muốn nâng cao hiểu biết pháp luật cho nhân dân thì nâng cao trình độ dân trí cho họ là điều kiện cơ bản vì đó là cơ sở giúp họ nhận

thức được vai trị của mình trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc được dễ dàng, thuận lợi hơn. Khi đó, người dân mới hợp tác cùng chính quyền cơ sở trong việc thực hiện pháp luật, thực hiện và giữ gìn những quy định tốt đẹp và phù hợp trong lĩnh vực HN&GĐ của luật tục. Để nâng cao trình độ nhận thức cho cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên, có thể thực hiện một số giải pháp cụ thể sau:

Đối với những vùng, địa phương đã có các trường học nhưng cơ sở vật chất chưa đảm bảo thì đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các em đi học và có cơ hội được học tập. Đối với những nơi chưa có các trường học hoặc trường học ở quá xa thì xây dựng các trường hoặc lớp học nội trú liên thôn, buôn, xã. Tiếp tục phát triển các trường vùng với đối tượng đào tạo là người DTTSTC trong điều kiện ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương cho phép. Và những trường này khi tuyển chọn học sinh phải tính tốn kỹ, tuyển chọn theo tiêu chuẩn, đúng đối tượng, tránh tình trạng đưa cả con em dân tộc Kinh vào học tại các trường này.

Bên cạnh đó, cần xây dựng những chính sách ưu tiên cho con em vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên khi đi học. Đặc biệt, cần chú ý đào tạo và sử dụng đội ngũ giáo viên là người đồng bào DTTSTC Tây Nguyên để có thể sử dụng song ngữ trong quá trình dạy học, để các em DTTSTC tiếp thu các kiến thức được nhanh hơn, dễ dàng, thuận lợi hơn, góp phần nâng cao trình độ dân trí, thu hẹp khoảng cách về phát triển KT- XH giữa người Kinh và các DTTSTC.

Thực tế của các buổi điền dã cho thấy, một trong những giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người DTTSTC Tây Nguyên hiện nay là việc tổ chức các cuộc di dân, tạo địa bàn sống đan xen giữa người dân tộc Kinh và người DTTSTC để việc ảnh hưởng văn hóa sẽ tác động đến nhận thức của người DTTSTC. Khi sống cạnh nhau, người DTTSTC Tây Nguyên sẽ bắt chước những thói quen, văn hóa của người dân tộc Kinh mang vào, từ đó thúc đẩy việc nâng cao nhận thức về pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng của người DTTSTC Tây Nguyên.

4.2.1.2. Chú trọng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ trong vùng các dân tộc thiểu số tại chỗ

Cùng với việc từng bước nâng cao nhận thức của đồng bào DTTSTC, thì việc giáo dục, tun truyền về chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, về pháp luật cho cộng đồng các DTTSTC ở Tây Nguyên là vấn đề thiết yếu hiện nay. Với đặc thù của khu vực Tây Nguyên là vùng có đủ 54 dân tộc anh em sinh sống, lại là vùng có tỷ lệ di dân tự do cao nên trong q trình tun truyền, phổ biến chính sách dân tộc và pháp

luật cần chống mọi biểu hiện tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc hẹp hòi, dân tộc cục bộ bản vị, miệt thị dân tộc; khắc phục tư tưởng mặc cảm, tự ti dân tộc. Xây dựng, nhân rộng các mơ hình kết nghĩa giữa các làng, thôn, bon, buôn của các dân tộc cùng sống trên địa bàn một xã, huyện để giúp đỡ nhau cùng phát triển.

Ngày nay, thơng tin đại chúng đóng vai trị hết sức quan trọng trong đời sống tinh thần của xã hội. Vì vậy, cần sử dụng thơng tin đại chúng như là công cụ hữu hiệu trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật HN&GĐ. Muốn vậy, các phương tiện truyền thông cần nâng cao vai trị, trách nhiệm của mình. Giữa Nhà nước và thơng tin đại chúng cần có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng để tạo ra sự đồng thuận chung của cộng đồng. Có như vậy, thơng tin đại chúng sẽ trở thành cơng cụ có hiệu quả của Nhà nước trong việc tuyên truyền, giáo dục nhân dân để người dân đồng tình, ủng hộ và thực hiện đúng pháp luật. Trong số các phương tiện thơng tin đại chúng thì truyền hình là phương tiện truyền thơng có tầm quan trọng bậc nhất, bởi vậy, vai trị của truyền hình trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật càng trở nên quan trọng. Thực tế cho thấy, các chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật trên truyền hình thời gian qua khá có hiệu quả như chương trình truyền hình trực tiếp các phiên họp Quốc hội, các chương trình Tịa tun án, pháp luật với cuộc sống, văn hóa... Tới đây, truyền hình cần có chương trình giới thiệu, tun truyền những thơng tin về các mơ hình thơn, bn, làng văn hố và ý nghĩa thiết thực của cơng tác xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hố. Nghiên cứu, tìm tịi và đề cao các nét văn hoá truyền thống và các quy tắc tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hoá của luật tục, đồng thời phê phán những quy định của luật tục đã lạc hậu, tiêu cực khơng cịn phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Bên cạnh đó, cần vận dụng luật tục trong cơng tác giáo dục việc thực hiện pháp luật HN&GĐ cho đồng bào DTTSTC Tây Nguyên. Để làm được điều này cần:

a. Giáo dục việc tuân thủ pháp luật HN&GĐ thông qua việc vận dụng luật tục Thứ nhất, sử dụng điều cấm của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ để tuyên truyền điều cấm của pháp luật HN&GĐ hiện hành.

Như đã phân tích ở trên, trong nội dung luật tục của các DTTSTC Tây Nguyên quy định về HN&GĐ có nhiều quy định cấm tương tự, gần gũi với điều cấm của pháp luật HN&GĐ như quy định về cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, cấm những hành vi ngoại tình… Về bản chất, những điều cấm này của luật tục và pháp luật HN&GĐ đều có chung mục đích là bảo vệ sự khỏe mạnh của giống nịi, bảo vệ sự ổn định và bền vững của gia đình. Đây là những thuận lợi mà các tuyên truyền viên pháp luật cần lưu ý để khai thác trong quá trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật

cho cộng đồng DTTSTC Tây Nguyên. Có thể liên hệ, so sánh để chỉ cho đồng bào hiểu rõ sự tương đồng và khác biệt giữa điều cấm của pháp luật HN&GĐ với điều cấm của luật tục và lý do dẫn đến những sự khác biệt đó; trên cơ sở đó giúp đồng bào hiểu được sự hợp lý trong quy định của pháp luật để họ ủng hộ và thực hiện pháp luật một cách tự giác hơn.

Để cho việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật có hiệu quả, giúp đồng bào dễ hiểu, dễ nhớ thì tuyên truyên viên nên cố gắng tìm cách diễn đạt các quy định của pháp luật tương tự như cách diễn đạt của luật tục, tức là theo ngôn ngữ dân gian để đồng bào dễ hiểu, dễ tiếp thu và dễ nhớ. Điểm thứ hai cần phải lưu ý trong quá trình tuyên truyền là các biện pháp xử phạt hay còn gọi là chế tài trong luật tục thì chủ yếu là phạt vật chất và cúng yang, nhưng trong pháp luật thì có nhiều chế tài, trong đó có chế tài về xử phạt vi phạm hành chính, chế tài về xử lý vi phạm hình sự, chế tài về xử lý vi phạm dân sự, …

Mục tiêu giáo dục pháp luật HN&GĐ mà tuyên truyền viên phải đạt đến đó là liên hệ, gắn kết chặt chẽ giữa điều cấm của pháp luật với điều cấm tương tự của luật tục, sử dụng ảnh hưởng tốt của điều cấm trong luật tục để tạo ảnh hưởng tốt cho việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong vùng DTTSTC Tây Nguyên. Sử dụng ngôn ngữ dân gian giàu chất thơ ca trong điều cấm của luật tục để khắc phục ngôn ngữ chuyên môn của pháp luật và tùy từng trường hợp, điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng địa phương, tuyên truyền viên có thể sử dụng tính đặc thù của luật tục về HN&GĐ để khắc phục tính khái quát trong điều cấm của pháp luật HN&GĐ.

Về cách thức, khi thực hiện tuyên truyền điều cấm của pháp luật HN&GĐ, trước hết tuyên truyền viên nêu điều cấm của luật tục và sau đó phổ biến điều cấm tương tự của pháp luật HN&GĐ, phân tích bản chất giống nhau của hai điều cấm này và tập cho họ từng bước làm quen với ngơn ngữ pháp luật, đồng thời xốy sâu vào điểm khác nhau chủ yếu giữa điều cấm của pháp luật HN&GĐ và điều cấm của luật tục để người được tuyên truyền tiện việc so sánh. Cụ thể, khi làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho đồng bào DTTSTC Tây Nguyên, tuyên truyền viên cần nhấn mạnh điều khác nhau cơ bản trong việc xử lý những người vi phạm điều cấm của pháp luật HN&GĐ và những người vi phạm luật tục; từ đó giúp họ có khả năng cân nhắc, lựa chọn hành vi của mình trong thực tế là nên làm theo luật tục hay là nên làm theo pháp luật. Làm như vậy sẽ giúp cho đồng bào DTTSTC Tây Nguyên cảm nhận được pháp luật HN&GĐ thật sự gần gũi với đời sống của họ, từ đó họ có thái độ thiện cảm hơn với pháp luật HN&GĐ, thiện cảm hơn với tuyên truyền viên và tự giác hơn

trong việc thực hiện các quy định của pháp luật HN&GĐ. Chẳng hạn, khi các con gây thương tích cho người khác nếu chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự thì các bên có thể thỏa thuận sử dụng chế tài phạt vạ vật chất trong luật tục, nhưng nếu đã đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải chấp nhận hình phạt theo quy định của pháp luật, không áp dụng luật tục để giải quyết.

Thứ hai, sử dụng điều cấm của pháp luật HN&GĐ để loại trừ những điều cấm của

luật tục trái pháp luật HN&GĐ; bổ sung vào điều cấm của luật tục những chế định tiến bộ mới.

Trên thực tế, những điều cấm trái pháp luật HN&GĐ của luật tục có nguyên nhân chủ yếu từ tàn dư của lối sống “nguyên thủy”, mê tín dị đoan và nền kinh tế lạc hậu. Vì vậy, loại bỏ được các luồng tư tưởng này đồng nghĩa với việc loại bỏ được điều cấm trái pháp luật HN&GĐ của luật tục. Đây là vấn đề hết sức nhạy cảm đòi hỏi sự cẩn trọng, linh hoạt và khéo léo của tuyên truyền viên pháp luật. Bởi những điều cấm trái pháp luật HN&GĐ của luật tục vẫn được đồng bào DTTSTC tôn trọng và thi hành tự nguyên. Điều này đã tồn tại trong họ từ đời này sang đời khác, không dễ dàng bị loại bỏ. Trên thực tế, nếu tuyên truyền viên pháp luật phê phán gay gắt những điều cấm của luật tục trái pháp luật HN&GĐ thì có thể sẽ có hiệu ứng nghịch, tạo ra sự tức giận, thái độ phản đối của đồng bào. Vì thế, tuyên truyền viên pháp luật cần phải giải thích một cách nhẹ nhàng với thái độ tơn trọng luật tục, khéo léo phân tích những điểm thiếu thực tế, khơng phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội trong quy định của luật tục. Đồng thời cần lồng ghép các ví dụ minh họa của khoa học hiện đại để chứng minh sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người để từng bước thay đổi tư tưởng lạc hậu, thụ động, mê tín dị đoan, dựa vào Trời Đất, thần linh của người DTTSTC; làm cho họ có niềm tin vào sức mạnh bản thân, sức mạnh của cộng đồng và tin vào sức mạnh chinh phục thiên nhiên của con người. Khi có được niềm tin này, tầm suy nghĩ của các DTTSTC được khai sáng, họ sẽ tự mình loại bỏ dần những phong tục tập quán lạc hậu, xóa bỏ mê tín dị đoan và đương nhiên, điều cấm trong luật tục trái pháp luật HN&GĐ cũng bị tiêu vong, thay vào đó là tập quán sống mới phù hợp với pháp luật HN&GĐ, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội mới.

Thứ ba, sử dụng tính đặc thù của địa phương trong điều cấm mang tính tiến bộ

của luật tục để cụ thể hóa tính phổ biến, tính khái quát trong điều cấm của pháp luật HN&GĐ. Ví dụ, cấm kết hơn hoặc chung sống như vợ chồng đối với người có họ trong phạm vi ba đời được quy định trong Luật HN&GĐ, cần phân biệt cách tính dịng họ theo quan niệm của người DTTSTC và của pháp luật, cách tính ba đời như thế nào,

những tác hại của việc kết hơn trong dịng họ gần, từ đó cụ thể hóa việc cấm tình trạng hơn nhân cận huyết thống, hoặc cấm cản trở kết hôn nhằm thực hiện nguyên tắc hôn nhân tự nguyện trong cộng đồng.

Về cách thức, khi thực hiện việc tuyên truyền điều cấm của pháp luật HN&GĐ, tuyên truyền viên thường lồng điều cấm có tính tiến bộ, tính chi tiết và tính đặc thù địa phương của luật tục vào chương trình tuyên truyền. Thay một số từ ngữ chuyên môn pháp lý bằng các từ ngữ dân gian dễ hiểu.

b. Giáo dục việc chấp hành pháp luật HN&GĐ thông qua việc vận dụng luật tục

Cần xóa bỏ tư tưởng đối phó với pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC Tây Nguyên. Đây là mục tiêu chính của cơng tác giáo dục việc chấp hành pháp luật trong những năm gần đây. Về tâm lý, người các DTTSTC Tây Ngun thường coi trọng luật tục của dân tộc mình, ít quan tâm tới pháp luật HN&GĐ. Trong đó rải rác một số nhóm nhỏ dân cư cịn có tư tưởng đối phó với pháp luật HN&GĐ hay nói cách khác, họ chỉ chấp hành pháp luật HN&GĐ một cách thụ động khi có sự kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Vấn đề này xuất phát từ sự thiếu hiểu biết pháp luật HN&GĐ, họ cho rằng sự hiện diện của pháp luật HN&GĐ sẽ là mối đe dọa đến sự tồn tại của luật tục. Vì vậy, trong quá trình tuyên truyền pháp luật, tuyên truyền viên cần phải làm cho các DTTSTC hiểu và nhận thức được pháp luật HN&GĐ là công cụ quản lý nhà nước, quản lý xã hội nói chung và quản lý bn làng nói riêng trong lĩnh vực HN&GĐ.

Về cách thức tuyên truyền, trước khi thực hiện việc phổ biến pháp luật HN&GĐ, tuyên truyền viên pháp luật cần tìm hiểu và nắm được những quy định tiến bộ trong luật tục của các DTTSTC để thực hiện việc tuyên truyền phù hợp với chương trình, nội dung pháp luật HN&GĐ. Làm sao để các DTTSTC hiểu và nhận thức được rằng pháp luật HN&GĐ bảo vệ sự trong sáng của luật tục, bảo đảm cho luật tục tiến bộ khơng chỉ được các DTTSTC sáng tạo ra nó thực thi tự nguyện mà cịn được tồn xã hội ghi nhận và cùng tự nguyện tuân theo. Hay nói cách khác, pháp luật HN&GĐ không bài trừ luật tục tiến bộ mà cịn là cơng cụ hỗ trợ đắc lực cho luật tục tiến bộ tồn tại và phát triển; chấp hành pháp luật HN&GĐ cũng là chấp hành các quy định tiến bộ của luật tục và ngược lại, nhằm hình thành trong cộng đồng DTTSTC niềm tin vào pháp luật, xóa dần khoảng các giữa pháp luật HN&GĐ và luật tục. Từ đó, họ có tâm lý yên tâm để tập trung vào việc học hỏi và tiếp thu kiến thức pháp luật, xóa bỏ dần tư tưởng đối phó với pháp luật HN&GĐ.

Từng bước biến thói quen chấp hành luật tục thành thói quen chấp hành pháp luật HN&GĐ. Bởi chấp hành luật tục là thói quen của các DTTSTC Tây Nguyên. Thói quen này được xây dựng từ lúc một người được sinh ra, biết nhận thức những gì đơn giản nhất của đời sống xã hội và phát triển dần khi người đó lớn lên, tiếp xúc với nhiều mối quan

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 130 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w