Luật tục là một hiện tượng xã hội phổ biến của nhân loại ở thời kỳ phát triển tiền cơng nghiệp và cịn tồn tại đến ngày nay với những mức độ khác nhau ở các tộc người. Được biết đến với nhiều thuật ngữ khác nhau như luật không thành văn (unwritten law), luật dân gian (folk law), luật bản địa (indigenous law), luật truyền thống (traditional law), luật tồn tại trong dân gian (living law)...nhưng các học giả thường dùng thuật ngữ luật tục nhiều hơn cả. Hiện nay, ở Việt Nam luật tục thể hiện dưới ba hình thức đó là những lời nói vần truyền miệng (như luật tục các dân tộc Tây Nguyên); luật tục thành văn hay đã được văn bản hóa (như luật tục Thái); luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội (tức là luật tục chưa cố định thành lời nói vần hay văn bản, mà chủ yếu là những quy định được người ta ghi nhớ và thực thi trong thực tế đời sống). Chính vì vậy, khái niệm luật tục vẫn chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu, mà người ta coi luật tục là hình thức sơ khai của luật pháp trong xã hội chưa phân chia giai cấp. Theo nghĩa của từ, luật tục là những qui tắc xử sự mang tính dân gian, nguyên thủy, bản địa, không thành văn, hồn tồn mang tính chất khu biệt với luật nhà nước [83, tr.1]. Từ điển bách khoa Việt Nam cho rằng luật tục là “toàn bộ những nguyên tắc ứng xử khơng
thành văn được hình thành trong xã hội, sau một thời gian dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi người tuân thủ” [114, tr.770]. Cùng quan điểm ấy, TS. Lê
Hồng Sơn cho rằng: “Luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số là phương ngơn, ngạn
ngữ diễn đạt bằng lời nói có vần điệu chứa đựng các quy tắc xử sự chung điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số, được cộng đồng bảo đảm thực hiện” [137, tr.864-865]. Như vậy, luật tục ở đây được nhìn nhận là những quy phạm
xã hội điều chỉnh những quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng, được mọi người tuân thủ và áp dụng trong quá trình tồn tại. Nhưng khái niệm này lại chưa thể hiện được bản chất sự tồn tại của luật tục cũng như hình thức tồn tại của nó.
Nhìn nhận luật tục dưới góc độ tổ chức cộng đồng, PGS. TSKH. Phan Đăng Nhật quan niệm “Luật tục là những quy định của quần chúng trong cộng đồng đặt ra
để điều hòa mối quan hệ của tập thể cộng đồng một cách tự nguyện và dân chủ, không phải là luật lệ do một tầng lớp người đặt ra và thực thi để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị” [84, tr.85]. Khi nghiên cứu về luật tục ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu
thường hay viện dẫn quan niệm của GS.TS. Ngô Đức Thịnh cho rằng luật tục là một hình thức đặc thù của tri thức dân gian, bao gồm hệ thống các chuẩn mực, các quy ước xã hội khơng thành văn (có trường hợp đã thành văn hay được văn bản hóa như luật tục Thái, hương ước Việt), hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của mỗi cộng đồng, qua kinh nghiệm trong ứng xử với môi trường và ứng xử xã hội, được truyền từ đời này qua đời khác qua trí nhớ, qua thực hành xã hội, nhằm hướng dẫn, điều chỉnh, điều hòa các quan hệ xã hội (quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng, cộng đồng này với cộng đồng khác). Nó được cả cộng đồng thừa nhận, tạo nên sự thống nhất và cố kết của mỗi cộng đồng. Như vậy, theo các nhà nghiên cứu văn hoá học, luật tục là một loại qui tắc xử sự thường chỉ có ở các tộc người thiểu số.
Khi nghiên cứu về luật tục dưới góc độ luật học, nhiều nhà nghiên cứu luật học cho rằng, luật tục là khái niệm chỉ tất cả những qui tắc xử sự mang tính chất dân gian, đó là luật của dân gian. Theo cách hiểu này, “luật” là qui tắc, “tục” chỉ những gì mang tính dân gian, đối lập với những gì mang tính chất sách vở, hàn lâm. Như vậy, luật tục bao gồm cả phong tục tập quán, lệ làng, hương ước, qui ước… “Có thể coi luật tục là những
phong tục có dáng dấp của pháp luật”, là bước quá độ, là sự chuyển tiếp giữa phong tục
và pháp luật, nói cách khác, luật tục là hình thức phát triển cao của phong tục tập quán và là hình thức sơ khai, tiền thân của pháp luật [34, tr.3]. Bởi nếu xét về nội dung, luật tục có nội dung tương đối tổng hợp, bao quát tương đối toàn diện, điều chỉnh một cách rộng rãi các mặt của đời sống, cả về lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính, đất đai, hơn nhân, gia đình... lẫn thủ tục xét xử, giải quyết tranh chấp [106]. Cịn về hình thức, luật tục được biểu hiện chủ yếu dưới dạng lời nói, văn vần, nhưng lại thể hiện đầy đủ các bộ phận cấu thành của một qui tắc xử sự như giả định, qui định, chế tài dù còn ở dạng đơn giản sơ khai. Về biện pháp bảo đảm thực hiện, luật tục chế tài khá da dạng, bao gồm các chế tài để tạ lỗi với thần linh, tạ lỗi đối với buôn làng, đền bù cho người bị hại…, thậm chí kể cả hình phạt tử hình [34, tr.3]. Để thi hành luật tục có thiết chế tịa án phong tục, bao gồm những người thơng thuộc luật tục, có uy tín trong cộng đồng. Mỗi khi xét xử xong, bao giờ cũng kèm một nghi lễ nhằm chấm dứt
những thù oán giữa các bên với sự chứng giám của thần linh và dân chúng, thơng thường đó là bữa cơm cộng cảm.
Như vậy, khái niệm luật tục có thể được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, từ góc độ lịch sử, văn hóa xã hội, về bản chất, nội dung hay về hình thức thể hiện. Tùy vào cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra các quan niệm khác nhau về luật tục. Tuy nhiên, trong tất cả các cách hiểu nói trên về luật tục chúng ta có thể hiểu luật tục là những quy tắc xử sự chung trong một cộng đồng người, được hình thành và lưu truyền nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng bao gồm quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với cộng đồng và giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, được mọi thành viên trong cộng đồng đó thừa nhận và thi hành.