Khái niệm thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 57 - 58)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.2.2. Khái niệm thực hiện pháp luật hơn nhân và gia đình

Thực hiện pháp luật là hoạt động được diễn ra đồng thời và nối tiếp với quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Nhà nước. Nếu như pháp luật là công cụ sắc bén để quản lý xã hội, nó chứa đựng những quy tắc, chuẩn mực cho hành vi của con người, là phương thức để các chủ thể trong xã hội phát huy quyền làm chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhằm thiết lập một trật tự pháp lý cần thiết bảo đảm cho sự cơng bằng, bình đẳng và phát triển của xã hội thì thực hiện pháp luật là giai đoạn khơng thể thiếu để hiện thực hóa những mục tiêu trên. Do đó pháp luật phải được tơn trọng và thực hiện nghiêm minh trên thực tế. Bởi: “pháp luật phải trở thành

chế độ pháp chế, được thực hiện thông qua hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân; trở thành phương thức quản lý xã hội, cho tổ chức đời sống xã hội” [133, tr.225].

Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Theo giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật của Trường đại học Luật Hà nội thì: “Thực hiện pháp luật là

hoạt động có mục đích nhằm hiện thực hóa các quy định của pháp luật, làm cho chúng đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật” [133, tr.468]. Như vậy, bản thân pháp luật mới chỉ là mơ hình hành vi được dự

liệu cịn thực hiện pháp luật là hoạt động thực tiễn theo những mơ hình hành vi mà pháp luật đã dự liệu trước, thực hiện pháp luật là hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.

Hơn nhân chính là sự liên kết đặc biệt của một người nam và một người nữ trên nguyên tắc tự nguyện và bình đẳng nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm, tinh thần và vật chất của hai bên, để cùng nhau xây dựng nên gia đình hạnh phúc và bền vững. Gia

đình trong mỗi xã hội ln ln thực hiện chức năng xã hội của nó. Một trong những chức năng cơ bản và quan trọng nhất của gia đình chính là duy trì nịi giống, nó quyết định đến sự tồn tại của xã hội lồi người, gia đình cịn là cái nơi ni dưỡng con người, là mơi trường quan trọng để hình thành, định hướng và giáo dục nhân cách. Gia đình cùng với nhà trường và xã hội sẽ góp phần quan trọng trong việc tạo ra những con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đức có tài góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nhà nước ta xác định xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc là một trong mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2010- 2020. Các chủ trương, đường lối của Đảng về lĩnh vực HN&GĐ được thể chế hóa trong pháp luật HN&GĐ. Thực hiện pháp luật HN&GĐ là thực hiện pháp luật về một lĩnh vực trong xã hội mà cụ thể đó là lĩnh vực HN&GĐ. Để phát huy vai trò điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực này cần phải thực hiện tốt công tác thực hiện pháp luật. Một mặt, nhằm đạt được những mục đích xã hội, mặt khác còn cho phép làm rõ những hạn chế bất cập của pháp luật HN&GĐ để từ đó tìm ra những giải pháp hữu hiệu để hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả pháp luật..

Trên cơ sở quan niệm về thực hiện pháp luật đã nêu, có thể hiểu thực hiện pháp luật HN&GĐ là q trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật

HN&GĐ đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các dân tộc tại chỗ Tây Ngun là q trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật HN&GĐ trở thành hiện thực trong cộng đồng dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, nhằm xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w