Cần có biện pháp phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 148 - 155)

61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh

4.2.3. Cần có biện pháp phù hợp để xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý cấp cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống

sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên sinh sống

Để việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên đạt hiệu quả cao, đội ngũ cán bộ cấp cơ sở đóng vai trị quyết định. Bởi ở đây, hiệu lực của luật tục trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực HN&GĐ còn khá cao. Đội ngũ cán bộ địa phương, đặc biệt là cán bộ cơ sở chính là chủ thể chủ yếu áp dụng pháp luật HN&GĐ kết hợp với luật tục trong quá trình quản lý cộng đồng ở đây. Cán bộ địa phương vừa là người có kiến thức pháp lý lại là đội ngũ gần dân nhất có những hiểu biết nhất định về phong tục, tập quán của cộng đồng các DTTSTC. Do đó để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật HN&GĐ trong vùng DTTSTC ở Tây

Nguyên, phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục là vấn đề quyết định, song công tác cán bộ cũng là một giải pháp quan trọng và không thể thiếu. Năng lực quản lý, sự nhiệt tình hăng hái và các phẩm chất đạo đức tốt đẹp của cán bộ quản lý cấp cơ sở chính là tấm gương tốt nhất để cảm hóa các đối tượng quản lý. Việc xây dựng đội ngũ CBCC cấp cơ sở cần đáp ứng những yêu cầu sau:

Trước hết, cần quán triệt nhận thức và xây dựng chính sách lâu dài trong cơng tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ.

Quy hoạch và tạo nguồn cán bộ trong vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên cần tính đến sự hợp lý trong các yếu tố về cơ cấu, thành phần, độ tuổi…; công tác quy hoạch phải luôn gắn với khâu phát hiện, lựa chọn, tạo nguồn cán bộ, trong đó chú trọng quy hoạch đội ngũ cán bộ người DTTSTC. Việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cần có sự xen ghép giữa các dân tộc. Có thể theo phương án: nếu cán bộ lãnh đạo là người DTTSTC thì nên có một cán bộ cấp phó là người Kinh có kinh nghiệm, có năng lực, đạo đức và ngược lại. Và nên quy hoạch theo hai hướng: Lựa chọn đội ngũ cán bộ trẻ, được đào tạo và trải qua hoạt động thực tiễn ở cơ sở, có khả năng phát triển, tạo nguồn cho đội ngũ cán bộ kế cận, trước mắt nhằm thay thế ngay số cán bộ đến tuổi nghỉ hưu, số cán bộ khơng đủ năng lực phẩm chất, thối hóa, biến chất; và lựa chọn những người có trình độ, có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt trong hàng ngũ đồn viên thanh niên, đặc biệt là con em các DTTSTC đang học tập tại các cơ sở đào tạo hoặc đã ra trường nay đang cơng tác hay chưa bố trí việc làm, để đào tạo bồi dưỡng nguồn cán bộ.

Thứ hai, xây dựng những tiêu chuẩn cụ thể cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở vùng DTTSTC Tây Nguyên sinh sống

Để phù hợp với nhu cầu thực tế đòi hỏi đội ngũ cán bộ vùng đồng bào DTTSTC Tây Nguyên sinh sống phải vừa đáp ứng được các tiêu chuẩn chung cơ bản cho tất cả đội ngũ cán bộ trong bộ máy nhà nước, họ phải là những người có kiến thức nhất định về pháp luật để chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật đồng thời để “pháp luật hóa” các nội dung của luật tục trong quá trình áp dụng thực tế; đội ngũ cán bộ phải có chun mơn, nghiệp vụ về quản lý nhà nước, về phát triển kinh tế để có thể quản lý tốt mọi mặt đối với cộng đồng, đồng thời có những chính sách phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm về KT-XH của vùng DTTSTC. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ này phải đáp ứng được các tiêu chuẩn khác như: lý luận chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt hay tiêu chuẩn về bằng cấp chun mơn tùy theo từng vị trí cơng tác...

Bên cạnh đó, do đặc thù cơng tác trong vùng có đơng đồng bào các DTTSTC sinh sống, nên ngồi các tiêu chuẩn chung cịn phải đáp ứng các tiêu chuẩn riêng như đội ngũ cán bộ phải là những người biết nói tiếng của DTTSTC nơi mình cơng tác. Bởi vì, nếu khơng biết nói tiếng dân tộc nơi mình cơng tác thì cán bộ sẽ khơng thể hịa mình vào cộng đồng DTTSTC, khơng thể tiếp cận họ, khơng thể nói chuyện và chắc chắn sẽ khơng thể tìm hiểu một cách đầy đủ về mọi vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của họ được. Bên cạnh đó, cũng địi hỏi đội ngũ cán bộ phải là những người có hiểu biết về phong tục, tập quán, về bản sắc văn hóa truyền thống và luật tục của các DTTSTC. Bởi nếu không am hiểu về phong tục, tập quán, về luật tục của dân tộc họ sẽ không thể xác định được những giá trị của luật tục trong việc hỗ trợ, bổ sung, thay thế cho pháp luật ở những nội dung nào, lĩnh vực nào. Và chắc chắn sẽ không thể vận dụng, khai thác hết những giá trị của luật tục một cách hiệu quả. Và chỉ khi biết tiếng dân tộc, am hiểu luật tục của DTTSTC nơi mình cơng tác thì đội ngũ cán bộ này mới có thể sử dụng phối kết hợp pháp luật và luật tục trong cơng tác và có thể phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của luật tục trong việc thực hiện pháp luật được.

Thứ ba, rà sốt lại đội ngũ cán bộ, cơng chức đang công tác trong vùng đồng bào DTTSTC sinh sống theo những tiêu chí đã được xây dựng

Rà sốt lại đội ngũ cán bộ hiện có là khâu trọng tâm trong chiến lược xây dựng và sử dụng nguồn nhân lực. Đây là một công tác quan trọng và cần thiết, bởi vì, việc rà sốt, đối chiếu các tiêu chuẩn sẽ giúp cho việc đưa ra những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kịp thời. Mặt khác, hoạt động này còn nhằm xem xét, đánh giá, tuyển chọn cán bộ có năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ trẻ là người DTTSTC, bởi vì nếu cán bộ là người DTTSTC, họ sẽ hiểu rõ về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống của cộng đồng mình, nếu có thêm những kiến thức về pháp luật và kỹ năng trong quản lý nhà nước chắc chắn sẽ giúp cho quá trình vận dụng luật tục và vận động cộng đồng dân tộc mình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đạt được hiệu quả cao hơn.

Từ kết quả rà sốt đó, đối chiếu với những tiêu chuẩn đã nêu ở trên để có kế hoạch, quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng kịp thời cho đội ngũ cán bộ trong vùng đồng bào DTTS sinh sống, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ là người DTTSTC. Việc thực hiện giải pháp này địi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ của nhiều cơ quan liên quan từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh để có thể đảm bảo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, vừa thực hiện cơng tác cán bộ và chính sách dân tộc do Đảng và Nhà nước đề ra.

Trên cơ sở kết quả rà soát đội ngũ cán bộ làm việc trong vùng DTTSTC, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công tác trong vùng DTTSTC sinh sống theo những tiêu chuẩn đã đặt ra. Cụ thể:

- Về công tác đào tạo:

Xuất phát từ thực trạng về trình độ văn hóa, pháp lý, lý luận, quản lý nhà nước… của các cán bộ công tác trong vùng DTTSTC sinh sống như đã nêu ở trên cho thấy nhu cầu đào tạo cho cán bộ công tác trong vùng DTTSTC sinh sống là rất cấp thiết, nhất là đào tạo hệ đại học. Chính vì vậy, phải bố trí, sắp xếp để đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chính quyền cơ sở tham gia các lớp đào tạo về pháp lý, về quản lý nhà nước, về lý luận chính trị và về chuyên môn nghiệp vụ… Việc đào tạo này vừa đáp ứng được những tiêu chuẩn cơ bản của đội ngũ cán bộ trong tình hình mới, vừa nâng cao kỹ năng vận dụng kết hợp pháp luật và luật tục trong công tác và quản lý cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên.

Bên cạnh đó phải đào tạo cho đội ngũ cán bộ những kiến thức về phương pháp, kỹ năng tuyên truyền, vận động quần chúng, nhất là những kỹ năng, những phương pháp đặc thù trong việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật tục đồng bào DTTSTC để thơng qua đó lồng ghép các kiến thức liên quan trong việc vận động, tuyên truyền cho việc vận dụng luật tục, phong tục, tập quán của DTTSTC phù hợp với pháp luật hiện hành.

- Về công tác bồi dưỡng

Đáp ứng nhu cầu của việc phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật tục trong việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, việc bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ cần xác định đối tượng để cử đi đào tạo tại các lớp bồi dưỡng là người đồng bào DTTSTC am hiểu luật tục, phong tục, tập quán của đồng bào nhưng lại khơng có trình độ chun mơn nghiệp vụ; đồng thời cần mở các lớp bồi dưỡng về tiếng DTTSTC cho đối tượng là cán bộ, công chức cấp cơ sở khơng phải là người DTTSTC. Bên cạnh đó, cần mở các lớp bồi dưỡng những kiến thức về luật tục, phong tục, tập quán, về bản sắc văn hóa truyền thống của các DTTSTC. Đây là một nhu cầu thiết thực nhất cho việc lồng ghép nội dung của luật tục vào pháp luật, bởi vì, hiện nay kiến thức của đội ngũ cán bộ về luật tục, phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống của cộng đồng người DTTSTC cịn hạn chế.

Ngồi ra, cần mở các lớp bồi dưỡng về kỹ năng vận dụng luật tục, áp dụng pháp luật HN&GĐ với các kỹ năng cụ thể để vận động xóa bỏ những quy định lạc hậu trong luật tục về HN&GĐ, kỹ năng về tuyên truyền… Cần quan tâm đến điều kiện dạy học,

mà trước hết là cần phải có đội ngũ cán bộ giảng dạy giỏi về chun mơn, có sự nhiệt tình, say mê với nghề và đặc biệt có những am hiểu về phong tục, tập quán, luật tục, văn hóa, truyền thống của người DTTSTC. Muốn vậy cần có sự phối hợp đồng bộ của nhiều cơ quan, như Ban Dân tộc miền núi, Ban Tôn giáo, Ban Dân vận, Sở Tư pháp... của các tỉnh trong việc mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng những kiến thức về kinh tế, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, luật tục của các DTTSTC. Và đầu tư các trang thiết bị dạy và học cho các trung tâm, các cơ sở đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng để đạt hiệu quả cao nhất.

Công tác cán bộ luôn gắn với chế độ đãi ngộ cán bộ cơng chức. Theo đó cần quan tâm đến việc đổi mới, bổ sung các chế độ chính sách thỏa đáng đối với cán bộ công chức cơ sở bằng cách khắc phục tình trạng cào bằng trong việc chi trả lương cho một số cán bộ chủ chốt, không nên áp dụng một loại chính sách, chế độ chung cho tất cả cán bộ, cơng chức ở các vùng có các điều kiện, hồn cảnh khác nhau.

Trên thực tế, công tác tuyên truyền pháp luật, vận động xóa bỏ những nội dung lạc hậu của luật tục là một q trình lâu dài, tốn nhiều cơng sức, trong khi thực tế đời sống kinh tế của các cán bộ cịn nhiều khó khăn, ngồi cơng tác chun mơn ở cơ quan, các cán bộ vẫn phải lo làm kinh tế, ít có thời gian cho cơng tác đi thực tế vào buôn làng để tuyên truyền vận động người DTTSTC trong việc chấp hành pháp luật cũng như áp dụng những nội dung tiến bộ của luật tục. Vì thế, để phát huy những ảnh hưởng tích cực của luật tục trong thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng người DTTSTC cần phải tăng nguồn kinh phí cho đội ngũ cán bộ, đặc biệt là những cán bộ của chính quyền cấp cơ sở là chủ thể trực tiếp thực hiện việc này.

Hiện nay, bộ phận thanh niên là người DTTSTC thường không muốn tham gia công tác tại chính quyền cấp cơ sở hoặc nếu có tham gia thì đội ngũ cán bộ, cơng chức trẻ là người DTTSTC cũng không muốn tham gia học tập, nâng cao trình độ. Nếu có những thanh niên dân tộc được đào tạo cơ bản tại những trường đại học, trung học chun nghiệp thì lại khơng muốn về cơng tác tại nơi mình đã sinh ra. Chính vì thế, một mặt, phải khuyến khích, động viên cán bộ chính quyền cấp cơ sở, nhất là cán bộ trẻ là người DTTSTC tham gia học tập, có chính sách ưu tiên và kinh phí hỗ trợ cho cán bộ, công chức các xã vùng người DTTSTC sinh sống, nhất là đối với cán bộ trẻ là người dân tộc trong quy hoạch khi được cử đi học. Bên cạnh đó, phải có chính sách ưu tiên, bố trí vị trí cơng tác, chế độ hợp lý để thu hút những thanh niên là người DTTSTC sau khi tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp về công tác tại địa phương, khắc phục tình trạng “thừa” và “thiếu” cán bộ một cách giả tạo, đồng thời

nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, tạo ra sự chuyển biến về kinh tế, xã hội cho vùng đồng bào dân tộc. Với chính sách hợp lý, đội ngũ cán bộ sẽ tập trung vào chuyên mơn, sẽ có sự quan tâm sâu sát trong việc bồi dưỡng những kiến thức cần thiết cho quá trình vận dụng luật tục trong quản lý cộng đồng. Như vậy, vừa thực hiện tốt được công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ vừa nâng cao được hiệu quả của công tác vận dụng luật tục trong quản lý các DTTSTC trong thời gian tới.

Công tác xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở cần được tiến hành theo hướng phù hợp với từng nhóm đối tượng. Cụ thể như sau:

Nhóm 1. Cơng chức Tư pháp hộ tịch ở xã

Trong hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, một bộ phận không kém phần quan trọng trong việc tổ chức thực hiện pháp luật HN&GĐ, đó là cơng chức tư pháp xã. Đội ngũ công chức này là người trực tiếp tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã giải quyết cơng việc tư pháp hộ tịch. Chính vì vậy, để kiện tồn đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch xã cần phải:

- Hoàn thiện tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban tư pháp xã. Kiện tồn cơng chức tư pháp hộ tịch cấp xã, xã nào chưa có cán bộ công chức tư pháp hộ tịch cần tuyển bổ sung những người có chun mơn và đáp ứng những tiêu chuẩn đã nêu; xã nào đã có cán bộ cơng chức tư pháp hộ tịch mà chưa đáp ứng tiêu chuẩn cần đưa đi đào tạo, bồi dưỡng. Ban tư pháp xã cần phải phối hợp với tổ chức đoàn thể để thực hiện nhiệm vụ tư pháp của mình. Quy hoạch cơng chức tư pháp cấp xã theo hướng tiêu chuẩn chức danh, cần chú ý đến công chức tư pháp cấp xã là người DTTSTC Tây Nguyên.

Quy hoạch đội ngũ công chức tư pháp xã phải tiến hành đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở nói chung và phải xuất phát từ nhiệm vụ của tư pháp, đánh giá thực trạng đội ngũ cơng chức tư pháp xã hiện có. Bên cạnh đó cần chú trọng sắp xếp cơng chức tư pháp là người DTTSTC, vì những cơng chức này là người gần gũi với cộng đồng, thơng thạo tiếng nói, chữ viết và hiểu sâu sắc về phong tục, tập quán nên khi giải quyết cơng việc tư pháp và giải thích pháp luật dễ hiểu dễ được người dân đồng tình ủng hộ.

Phải đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức tư pháp. Sở tư pháp cần có cơ chế phối hợp với Sở Nội vụ và Trường chính trị tỉnh tiến hành công tác khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ là công chức tư pháp xã trên địa bàn. Trên cơ sở đó, có kế hoạch đồi tạo, bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Ví dụ cử đi học các lớp Trung cấp Luật hoặc Đại học Luật. Trong quá trình đào tạo cần phải gắn lý thuyết với

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 148 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w