Ảnh hưởng của luật tục đến nhận thức, định hướng hành vi và thái độ đối với việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của các chủ thể

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 60 - 62)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.3.2. Ảnh hưởng của luật tục đến nhận thức, định hướng hành vi và thái độ đối với việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của các chủ thể

đối với việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình của các chủ thể

Con người là một thực thể phức tạp và hành vi cũng như thái độ của chúng ta là hệ quả của rất nhiều các yếu tố. Các nhà tâm lý học xã hội đã tìm ra được hơn 40 yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thái độ và hành vi [59, tr.148]. Chính vì vậy, thái độ phải cạnh tranh với rất nhiều tác động khác trong việc quyết định

hành vi. Nhiều người trong chúng ta không hành động thuần túy theo thái độ mà bị ảnh hưởng bởi những gì chúng ta cho là thích hợp hoặc là hành vi theo thông lệ, chuẩn mực. Và thông thường con người sẽ có ý thức lựa chọn hành vi của mình theo các cách thức nhất định phụ thuộc vào cả thái độ và hiểu biết của họ về chuẩn mực hành vi hay còn gọi là chuẩn mực chủ quan. Thái độ cùng với những chuẩn mực chủ quan tạo ra dự định hành vi và đến lượt mình dự định hành vi sẽ dự báo hành vi.

Đối với đồng bào các DTTSTC Tây Nguyên, những quy định của luật tục về HN&GĐ đã ăn sâu bám rễ trong đời sống của họ từ rất lâu, nó trở thành quy chuẩn chung cho mọi người khi có vấn đề xảy ra. Chính vì vậy, những quy định của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên sẽ là lựa chọn khi họ hoặc các con, cháu chắt họ xác định lấy vợ, lấy chồng và trong mọi hành vi ứng xử hàng ngày, họ cũng vận dụng nó để định hướng cho con cháu mình. Trong giao tiếp với cá nhân, cộng đồng, khi gặp phải tình huống phải lựa chọn, họ thường nghĩ ngay đến những câu luật tục mang đậm chất thơ để định hướng cho những hành vi ứng xử khỏi đi ra ngồi quy định của luật tục. Cịn đối với những người được giao trọng trách xử kiện, họ gần như thuộc lòng các vần điệu của luật tục để dẫn ra từng câu, từng đoạn thích hợp nhằm phân tích phải trái và luận tội, buộc tội một cách chính xác bảo đảm quyền lợi cho mỗi cá nhân cũng như của cộng đồng. Bởi với họ, những quy định của luật tục trong lĩnh vực này là phù hợp, và họ lựa chọn thực hiện nó phụ thuộc vào sự am hiểu của họ về những quy định ấy và phụ thuộc vào niềm tin tín ngưỡng mà họ theo. Đặc biệt khi quyết định kết hôn, khi phạm vào các quy định trong luật tục phải đưa ra xét xử…, họ tin vào luật tục, tin vào yang, vào già làng và tin vào kinh nghiệm sống của mình. Điều này thể hiện rõ nét sự ảnh hưởng của luật tục đến việc lựa chọn thực hiện hành vi của các cá nhân trong cộng đồng các DTTSTC.

Thái độ là một trạng thái tâm lý tương đối ổn định, thể hiện tâm lý cá nhân hay nhóm người và chịu ảnh hưởng của xã hội. Do đó, thái độ có vai trị chọn lọc về mặt tri giác, đứng trước thực tế, mỗi người thấy cái mà mình muốn thấy, hoặc nói đúng hơn, muốn thấy những gì có ý nghĩa với mình. Vì vậy, thái độ giúp chúng ta xác định cần nhận thức những gì trong thực tế; qua thực tế lựa chọn ấy, thái độ càng được củng cố. Và con người ta thường chỉ nhớ những cái có liên quan đến điều mà mình đã biết là do xã hội mang lại. Vì vậy, trí nhớ khơng phải chỉ có tính chất cá nhân mà cịn có tính tập thể. Những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ trước hết là một kho tàng tri thức dân gian được tích lũy từ thực tế đời sống của nhiều thế hệ các DTTSTC Tây Nguyên. Ở từng lĩnh vực, các tri thức dân gian này đều được định hình và trở

thành các nguyên tắc nhằm giáo dục răn đe mọi người, ngăn chặn những hành vi làm thương tổn đến lợi ích của cá nhân và của cộng đồng, phù hợp với nhận thức và trình độ xã hội của các DTTSTC nơi đây. Giúp họ có thái độ phù hợp, giống với những cá nhân trong cộng đồng như thực hiện những hành vi sai trái thì có cách trừng phạt cho phù hợp hoặc thái độ trọng thị khi cá nhân nào đó có hành vi đáng khen ngợi.

Thái độ có quan hệ với niềm tin và động cơ. Động cơ là thái độ đưa người ta đến hành động và động cơ xuất phát từ những yêu cầu giải quyết những vấn đề thiết yếu của cuộc sống như đói, khát...mặt khác niềm tin là mặt nhận thức của thái độ. Trên cơ sở nhận thức ấy nảy ra thái độ. Muốn có thái độ đúng, phải có nhận thức đúng, phải có niềm tin đúng hướng [64, tr. 437]. Tín ngưỡng dân gian của các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên có một vai trò quan trọng, trở thành một chất keo kết dính trong cố kết cộng đồng, gắn bó cá nhân với gia đình, dịng họ, bn làng. Tín ngưỡng dân gian khơng chỉ là chỗ dựa tinh thần mà còn là niềm tin đúng hướng cho cộng đồng các DTTSTC Tây nguyên lựa chọn và quyết định hành vi của mình. Nó đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của các DTTSTC Tây Nguyên, trở thành hạt nhân chi phối nội dung những quy định của luật tục về HN&GĐ và quá trình thực hiện những quy định ấy của người dân.

Hành vi là những phản ứng, cách ứng xử được biểu hiện ra bên ngoài của con người trong những hoàn cảnh, điều kiện nhất định. Mỗi hành vi đều được hình thành trên

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w