Những quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 77 - 82)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.4.5. Những quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình

Một trong những yếu tố quan trọng, chi phối đến sự ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ đó là hệ thống pháp luật HN&GĐ. Pháp luật HN&GĐ thể hiện mối tương quan giữa trình độ pháp luật với trình độ phát triển kinh tế xã hội. Có thể nói pháp luật nói chung và pháp luật HN&GĐ nói riêng là đời sống kinh tế xã hội được khái quát và nâng lên thành luật thơng qua hoạt động lý trí và thể hiện ý chí của giai cấp thống trị.

Pháp luật HN&GĐ là hệ thống quy tắc xử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện. Bởi vậy, pháp luật HN&GĐ mang tính quyền lực nhà nước và tác động mạnh mẽ tới những quy định của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên trong lĩnh vực HN&GĐ. Trong khi đó, những quy định của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên trong lĩnh vực HN&GĐ lại có một đời sống thực tế rất đa dạng, phong phú cả

về con đường hình thành và phương thức tồn tại, phát huy giá trị những quy định của luật tục phản ánh điều kiện, hoàn cảnh xã hội của các tộc người khác nhau trong giai đoạn phát triển khác nhau. Có những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ phù hợp với pháp luật HN&GĐ, thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc nhưng cũng có những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ trở thành hủ tục, trái pháp luật HN&GĐ. Chính vì vậy, việc Nhà nước ghi nhận, củng cố và bảo vệ những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ dưới nhiều hình thức và biện pháp khác nhau là hết sức cần thiết. Ở mức độ cao nhất, phải kể đến nhà nước thừa nhận các quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ và nâng lên thành các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung tức là quy phạm pháp luật. Trong trường hợp này quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ đã “luật hóa” gọi là tập quán pháp. Điều kiện trở thành tập quán pháp về ngun tắc, tập qn đó phải là hữu ích được sử dụng rộng rãi trong đời sống, phù hợp với truyền thống dân tộc, điều kiện kinh tế xã hội hiện tại và tất nhiên cần phải trải qua thủ tục cần thiết trong khi xây dựng pháp luật HN&GĐ.

Trên thực tế khó chỉ ra trước được những quy định nào của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ sẽ trở thành tập qn pháp nếu khơng có thủ tục riêng để tuyển chọn để thừa nhận trong xây dựng pháp luật HN&GĐ ở nước ta.

Ở nước ta trên thực tế chưa hình thành con đường tuyển chọn này. Chính vì vậy, việc ghi nhận phong tục tập quán vào trong pháp luật chủ yếu thể hiện dưới dạng nguyên tắc. Chẳng hạn, Điều 5 Hiến pháp 2013 quy định “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của mình”, Điều 7 Luật HN&GĐ năm 2014 ghi nhận

Pháp luật là hình thức thừa nhận một cách chính thức ý chí của nhà nước đối với quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ, sự thừa nhận này giúp cho quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ được tôn trọng, bảo vệ và phát huy tác dụng trong cuộc sống. Nhưng pháp luật HN&GĐ có thể, hoặc chưa thể trực tiếp ghi nhận từng quy định, từng cách ứng xử trong đời sống xã hội mà chủ yếu vẫn thừa nhận bằng những nguyên tắc bảo vệ, giữ gìn và phát huy.

Cùng với việc ghi nhận, củng cố, bảo vệ và giữ gìn những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ tốt đẹp, pháp luật HN&GĐ giữ vai trò quan trọng trong việc hạn chế và loại trừ những phong tục tập quán lạc hậu, những phong tục tập quán mang tính hủ tục khơng phù hợp với đời sống cộng đồng và pháp luật HN&GĐ. Những quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ là những thói quen ứng xử được hình thành trong đời sống xã hội, được lặp đi lặp lại, nó ăn sâu vào mỗi con người, từng thành

viên trong cộng đồng nên tính bảo thủ rất lớn và khơng đơn giản một sớm một chiều người dân có thể từ bỏ nó, thay đổi nó, mặc dù điều kiện thực tế cho sự tồn tại của nó có thể đã mất đi. Trong trường hợp này, pháp luật HN&GĐ là phương tiện hữu hiệu để loại bỏ chúng. Bằng những quy định cụ thể, pháp luật HN&GĐ không cho phép hay liệt kê những phong tục tập quán bị nghiêm cấm. Pháp luật HN&GĐ qui định các biện pháp tuyên truyền, vận động các chủ thể trong xã hội không thực hiện các quy định của luật tục trong lĩnh vực HN&GĐ bị coi là hủ tục, lạc hậu. Hoặc pháp luật HN&GĐ quy định các biện pháp chế tài nghiêm khắc đối với các chủ thể thực hiện những hành vi theo các quy định đó của luật tục.

Xây dựng hệ thống pháp luật HN&GĐ hoàn chỉnh về kế thừa, phát huy truyền thống, phong tục, tập quán trong gia đình. Bao gồm, các qui phạm điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ mang tính tộc người và khu vực; các qui phạm pháp luật qui định danh mục các phong tục, tập quán lạc hậu về HN&GĐ không được áp dụng và danh mục các phong tục, tập quán tốt đẹp về HN&GĐ được khuyến khích và phát huy của từng dân tộc là một trong những điều kiện để pháp luật HN&GĐ tác động tích cực đến luật tục các DTTSTC Tây Nguyên, làm cho những quy định mới của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên về HN&GĐ được xây dựng phù hợp với pháp luật HN&GĐ và hạn chế, loại bỏ những quy định lạc hậu của luật tục trong lĩnh vực này.

Kết luận chƣơng 2

Luật tục là một hiện tượng xã hội phổ biến của nhân loại ở thời kỳ phát triển tiền cơng nghiệp và cịn tồn tại đến ngày nay với những mức độ khác nhau ở các tộc người. Hiện nay, ở Việt Nam luật tục thể hiện ở ba hình thức cơ bản đó là những lời nói vần truyền miệng (như luật tục các dân tộc Tây Nguyên); luật tục thành văn hay đã được văn bản hóa (như luật tục Thái); luật tục tồn tại dưới dạng các thực hành xã hội (tức là luật tục chưa cố định thành lời nói vần hay văn bản, mà chủ yếu là những quy định được người ta ghi nhớ và thực thi trong thực tế đời sống). Chính vì vậy, cho đến nay, khái niệm luật tục vẫn chưa được thống nhất trong giới nghiên cứu, tùy cách tiếp cận mà các nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm luật tục khác nhau.

Ở hình thức tồn tại đầu tiên của luật tục trong quá trình phát triển, luật tục các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên cũng rất đa dạng, tính đa dạng của nó thể hiện trong nội dung của luật tục, trong mỗi bản luật tục của mỗi cộng đồng, nhưng về cơ bản luật tục các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên có những đặc điểm chung được thể hiện trong nội dung của luật tục điều chỉnh các quan hệ trong cộng đồng, đó là mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Nghiên cứu nội dung các bản luật tục của các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên cho thấy, vấn đề HN&GĐ là một trong những nội dung chiếm đa số của luật tục, là một trong những lĩnh vực phản ánh khá rõ nét đặc trưng văn hóa tộc người và là hiện tượng có liên quan chặt chẽ với toàn bộ hệ thống xã hội như kinh tế, văn hóa, giáo dục, đạo đức,

…tạo nên giá trị của những quy định của luật tục các DTTSTC Tây Nguyên dưới nhiều góc độ như đạo đức, nhân văn, nhưng đặc biệt là giá trị của luật tục quy định về HN&GĐ trong mối tương quan với pháp luật HN&GĐ và giữ gìn bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên của các DTTSTC nơi đây - văn hóa rừng.

Thực hiện pháp luật HN&GĐ là q trình hoạt động có mục đích làm cho các quy phạm pháp luật HN&GĐ đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững. Đối với việc thực hiện pháp luật HN&GĐ, luật tục có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực. Sở dĩ như vậy là vì, trong việc điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, các quy định của pháp luật vừa có điểm tương đồng vừa có điểm khác

biệt, mâu thuẫn với nhau, do vậy, tác động của hai công cụ này tới hành vi của các chủ thể có thể thống nhất, thuận chiều, cũng có thể khác nhau về mục đích, định hướng…

Ảnh hưởng của luật tục tới việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong các DTTSTC Tây Nguyên chịu sự tác động của nhiều yếu tố mà cơ bản là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng, tơn giáo, ý thức pháp luật của các chủ thể…

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w