Nhật ký thực tế tại Đắc Lắc tháng 8/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 103 - 105)

lẽ phải. Trường hợp nếu trong khi giáo dục con mà cha mẹ lỡ đánh chết con thì luật tục quy định cha mẹ chỉ phải “phạt đền hai mặt mã la cho gia đình, phải lo chu tất

việc chôn cất, việc lễ tang, chặt cột dựng nhà mồ và làm lễ bỏ mả đàng hồng”. Quy

định này khơng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành vì theo quy định của pháp luật, dù cha mẹ do dạy dỗ con mà lỡ tay đánh chết con thì họ phải chịu trách nhiệm hình sự, khơng thể chỉ bị phạt vạ là đủ.

Luật tục cũng có những quy định nhắc nhở con cháu về công lao sinh thành của cha mẹ. Bởi “có dưa có bắp là có người trồng/Có các con là do cha mẹ sinh ra/có

người phải được coi trọng”[118, tr. 338]. Hay nhắc nhở: “Mẹ cõng mới còn/ Cha cõng mới cịn / Mẹ ni từ nhỏ, cha ni đến lớn”, “Mẹ ơm, cha cõng/ Ơng bà ni dạy/ Bế ẵm vất vả/ Nuôi nấng vất vả” suốt đời chăm lo cho các con cho đến khi: “Tóc cha mẹ đã bạc/Hai gị má đã nhăn/Hàm răng đã rụng cả/ Lưng đã gù”. Do đó, các con có

nghĩa vụ phải chăm sóc lại khi cha già mẹ yếu; hay “Cha mẹ như cái rẫy mới/ ông bà như cái rẫy cũ”, các con phải ln ln chăm sóc mới bảo đảm một đời sống ổn định.

Con cái dù đi đâu cũng phải nhớ về gia đình, cha mẹ và những người thân (luôn nhớ

tới người cha, luôn nghĩ về người mẹ). “Làm con thì phải biết/ Cơng ơn mang nặng đẻ đau/ Cho con trai thân to, cho con gái lớn người/ Cơng chăm sóc, dưỡng ni của mẹ, của cha” [82, tr.581]; nhất là không được “hỗn láo với ông bà”.

Trách nhiệm của các con cháu là: “Đừng bỏ ông bà/Phải nuôi cho đến già mới

chết”, bởi vì “bỏ người già làm họ tủi thân” (luật tục M’nông),“Làm các con thì phải biết/ Cơng ơn sinh thành ni nấng của cha mẹ/ .../ Làm con phải biết vâng lời cha mẹ/ Phải hiếu thảo với cha mẹ Phải có bổn phận hầu cha mẹ Canh bưng, cơm dọn/ Chăm lo, phụng dưỡng mẹ cha mới là con” [82, tr. 581-582], hay“lời nói át lời người già” cũng giống như “con chim bay qua bẫy/ con sóc nhảy qua bẫy” khơng thể vượt

qua được. Trường hợp các con vi phạm các điều này thì khơng những bị truất quyền thừa kế tài sản “Hắn chính là kẻ trước kia đã bỏ mặc mẹ cha. Vì vậy hắn là kẻ có tội/

…/ Hắn phải trả lại phần tài sản của người mẹ để lại làm của thừa kế cho người con gái nuôi” mà trong trường hợp có cử chỉ hành hung cha mẹ cịn bị đưa ra xét xử: Khi hắn đã có bắp chân to hắn giẫm lên cha, khi hắn đã có đùi to hắn đạp lên mẹ; hắn là cây cuốc sắc, cây rựa bén quật lại cha mẹ thì hắn là kẻ có tội, có việc phải đưa hắn ra xét xử giữa cha mẹ và hắn [118, tr.341-342]. Đây là những quy định hoàn toàn phù hợp

với luật HN&GĐ nên việc thực hiện các quy định đó trong thực tế đã góp phần thúc đẩy việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng các DTTSTC Tây Nguyên.

Theo quy định của luật tục, nếu các con không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ dẫn đến làm việc sai trái thì dù cịn ít tuổi vẫn bị đưa ra xét xử. Và bố mẹ có đứa con phạm lỗi đó phải chấp nhận sự phán xét của Hội đồng xét xử mà không được bênh vực. Điều 7, Luật tục Gia rai quy định: “Nó gây ra chuyện, có thể bị xét xử/ Bố mẹ khơng chăm

sóc nó nữa/ .../ Khơng có việc gì, bỗng dưng nó sinh chuyện/ Mảnh vỡ khơng thể lớn hơn chiếc chiêng/ Hiên nhà không thể lớn hơn ngôi nhà/ …/ Con cái không thể cao hơn cha mẹ được”. Còn luật tục Êđê cũng chê trách loại người: “như ngọn cỏ muốn vươn cao hơn cây lau/ Như cọng tranh muốn vươn cao hơn cây sậy/Như thú rừng muốn vọt cao hơn lùm cây êjung”. Luật tục Giarai quy định “Khi nó uống rượu ngon, nó quên/ Khi nó uống rượu ché, nó qn/ Ăn heo, uống trâu, no khơng nhớ tới bố mẹ đẻ/ Tới cha mẹ mình/ Nó làm như vậy là khơng đúng/ Nó làm như vậy là khơng vui/ Nó làm như vậy là khơng tốt/ Là không hay” chỉ như vậy thôi “chúng đã là người có tội”.

Đi thực tế ở một số địa phương, tôi không thấy trường hợp nào cha mẹ bị con ngược đãi, khi được hỏi về nguyên nhân của thực trạng đó, những người được hỏi cho rằng, một phần là do quy định của luật tục, một phần nữa là do ông bà cha mẹ không sống phụ thuộc vào con cháu 41, khi chia tài sản cho các con bao giờ cũng chia phần cho mình để sống tuổi già, khi già rồi vẫn đi làm ăn chứ không phụ thuộc con cháu, nên khơng có trường hợp bị ngược đãi xảy ra.

Đối với những người con không nhớ tới công ơn sinh thành, dưỡng dục của ông bà, cha mẹ, đến khi họ già yếu khơng cịn đủ sức lao động nữa mà người con để cha mẹ bị thiếu đói, khơng lo lắng, trong khi đó lại vui đùa sung sướng riêng mình thì sẽ bị xã hội lên án gay gắt. Luật tục quy định những người con bạc đãi ơng bà, cha mẹ thì phải bị xử phạt để tạ tội bằng hai con heo, một con tạ lỗi ông bà, cha mẹ, một con tạ lỗi cho làng và những người phân xử, phải nấu rượu cần một ché, gà một đôi, phải lo áo quần và trang phục mới để làm lễ đền ơn cha mẹ. Nếu người con hối cải thì cha mẹ và dân làng sẽ tha thứ để chúng làm lại từ đầu và tiếp tục sống trong cộng đồng. Trường hợp khi làng xử phạt như vậy mà vẫn khơng chịu làm theo thì tất cả tài sản ơng bà, cha mẹ để lại, người con hư đó sẽ khơng được hưởng, thậm chí kể cả một chiếc dao cùn hay cái

rựa gẫy cán đều được giao cho người cháu trông nom. Để răn đe con cháu, luật tục quy

định phải xử những đứa con bất hiếu tội thật nặng không trừ một ai để không kẻ nào dám học theo và mọi người phải trở lại với đạo đức của tổ tiên, ơng bà. Cịn nếu chúng là kẻ không biết nghe điều phải trái, lười lao động: “Củi không đi lấy/rẫy không đi làm/cối chày khơng đụng đến” để giúp đỡ cha mẹ, thì đến “chị em

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w