Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 70 - 72)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hộ

Tây Nguyên là vùng núi có nhiều đặc trưng khác biệt bởi diện tích đất tự nhiên rộng, dân số ít, chính điều đó đã tác động rất lớn đến toàn bộ đời sống kinh tế, tinh thần và luật tục dân tộc Tây Nguyên. Chính những điều kiện sống khắc nghiệt đó làm đã hình thành và phát triển mối gắn kết giữa mọi người sống trong cộng đồng các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên, giúp họ cùng nhau đồn kết, chung sức, vượt qua khó khăn khắc nghiệt để cùng tồn tại. Đó là cơ sở làm hình thành và phát triển hệ thống luật tục nhằm duy trì và điều hịa các quan hệ xã hội, giữ gìn mối quan hệ gắn kết trong gia đình, dịng họ, tộc người, giữ gìn khối đồn kết trong cộng đồng dân tộc Tây Nguyên… Chính trong mơi trường gắn kết đó mà cộng đồng người dân tộc thiểu số tuân theo luật tục, bị điều chỉnh bởi những quy định của luật tục, tạo nên sự gắn kết trong gia đình và cộng đồng. Một mặt, luật tục tác động đến nhận thức, cơ hội tiếp cận thơng tin, tác động đến q trình tun truyền phổ biến, giáo dục pháp luật, mặt khác ảnh hưởng đến việc kiểm tra giám sát sự thực hiện pháp luật HN&GĐ. Do dân số thưa, diện tích tự nhiên rộng nên đồng bào các dân tộc tại chỗ ở đây khơng có cơ hội tiếp xúc nhiều với các phương tiện truyền thông, mặt khác, lối sống và cách hành xử theo luật tục đã ăn sâu, bám dễ trong tâm trí của người dân, dẫn đến họ tuân theo luật tục như một thói quen và có thể khơng để tâm đến những quy định của pháp luật.

Bên cạnh điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng có tác động rất quan trọng tới ảnh hưởng của luật tục đến quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ. Yếu tố kinh tế - xã hội hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tổng thể các điều kiện, hoàn cảnh về kinh tế - xã hội, hệ thống các chính sách kinh tế, chính sách xã hội, cũng như q trình triển khai thực hiện, áp dụng chúng trong thực tế xã hội. Quá trình thực hiện pháp luật chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trình độ phát triển kinh tế. Ăngghen đã nói: “giống như Dazwin

đã tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ, Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người, cái sự thật giản đơn mà đã bị những lớp tư tưởng phủ kín cho đến ngày nay là: con người trước hết cần phải ăn, uống, ở và mặc đã, rồi mới có thể làm chính trị, khoa học, nghệ thuật, tơn giáo” [70, tr.662]. Khi điều kiện kinh tế - xã

hội phát triển, đời sống vật chất, lợi ích kinh tế của đồng bào các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên được đảm bảo thì họ sẽ phấn khởi, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế - xã hội, chính sách pháp luật, vào sự lãnh đạo của Đảng và hoạt động quản lý, điều hành của Nhà nước; từ đó, thái độ, sự nhìn nhận, những ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ sẽ mang tính tích cực, thuận chiều, phù hợp với các giá trị, chuẩn mực pháp luật HN&GĐ. Thêm vào đó, khi kinh tế phát triển, đời sống

vật chất được cải thiện và nâng cao, đồng bào các dân tộc tại chỗ không phải lo cơm ăn, nước uống, khơng lo đói khát, sẽ có điều kiện để mua sắm các phương tiện nghe - nhìn, có điều kiện cập nhật thơng tin để thỏa mãn nhu cầu thông tin pháp luật ngày càng đa dạng, phong phú. Các chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sẽ dễ dàng đến được với người dân; nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, tự trang bị thơng tin, kiến thức, hiểu biết pháp luật sẽ trở thành nhu cầu tự thân, tự giác và thường trực đối với người dân. Đây là điều kiện tiên quyết để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Ngược lại, khi kinh tế chậm phát triển, lợi ích kinh tế khơng được đảm bảo, đời sống vật chất gặp nhiều khó khăn, lúc đó đồng bào các dân tộc thiểu số cịn bận lo “cơm ăn, nước uống” thì tư tưởng của người dân sẽ diễn biến phức tạp; khơng có ý thức chủ động, tích cực tìm hiểu pháp luật và khi khơng hiểu biết pháp luật thì việc thực hiện pháp luật sẽ thiếu nghiêm chỉnh và chính xác. Trong điều kiện đó, luật tục sẽ là cơng cụ chủ yếu để họ tuân theo, và như vậy có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ của đồng bào. Thực tế, Tây Nguyên là vùng nghèo đứng thứ 2 trong 6 vùng của Việt Nam, xu hướng phân hóa giàu nghèo tập trung vào đồng bào các dân tộc tại chỗ. Các số liệu từ kết quả điều tra mức sống dân cư năm 2010 của Tổng cục thống kê cho thấy, thu nhập bình qn đầu người/tháng của nhóm dân tộc Kinh là 1324,98 nghìn đồng; nhóm dân tộc mới đến là 794,17 nghìn đồng và nhóm dân tộc tại chỗ là 524,64 nghìn đồng (chỉ bằng 39,6% thu nhập của nhóm dân tộc Kinh). Theo chuẩn nghèo năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo của dân tộc Kinh là 7,51%, nhóm các dân tộc mới đến là 24,58%, nhóm các dân tộc tại chỗ là 37,02%. Khơng những là đối tượng nghèo của vùng Tây Nguyên, các nhóm dân tộc tại chỗ cũng ít được hưởng thành quả của phát triển mang lại. Kinh tế kém phát triển, điều kiện trao đổi hạn chế cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thờ ơ của đồng bào với pháp luật. Pháp luật dù có tốt đến mấy song nó có được thực hiện hay khơng chủ yếu lại phụ thuộc vào thái độ, tình cảm, quan điểm cũng như sự hiểu biết của con người đối với pháp luật.

Trong điều kiện của nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, các quan hệ kinh tế xã hội còn đơn giản, diễn ra trong không gian hẹp, chủ thể các mối quan hệ này thường có mối quan hệ thân sơ, huyết tộc, láng giềng với nhau, bởi vậy mặc nhiên luật tục được coi trọng hơn. Thực tế chứng tỏ, ở nơi nào mà kinh tế chậm phát triển, thương mại chậm phát triển thì ở đó luật tục được coi trọng hơn. Ngược lại, khi điều kiện kinh tế xã hội phát triển mạnh, quan hệ xã hội không bị giới hạn trong lũy tre làng, sự ràng buộc về quan hệ huyết thống, thân tộc hay tình làng nghĩa xóm trở nên lỏng lẻo thì vai

trị của luật tục cũng bị xem nhẹ dần. Khi quan hệ kinh tế thay đổi, pháp luật và luật tục sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, pháp luật thường có sự thay đổi khá nhanh nên sẽ nhanh chóng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội mới. Trái lại, luật tục thường có tính bảo thủ, trì trệ, cho nên trong điều kiện xã hội mới, có khá nhiều quy định trong luật tục là tàn dư của xã hội cũ còn tồn tại, trong khi những quan niệm, quy định mới của luật tục chưa kịp hình thành. Sự ảnh hưởng của luật tục đến việc thực hiện pháp luật vì vậy có sự thay đổi, sự khác biệt, sự mâu thuẫn có thể nảy sinh. Trong trường hợp này, những quy định lạc hậu của luật tục là một lực cản to lớn đối với việc thực hiện pháp luật của các chủ thể. Chính trong điều kiện này, pháp luật đóng vai trị là phương tiện hữu hiệu để loại bỏ những quy định lạc hậu của luật tục.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w