Nhật ký thực tế tại Đắc Nông, tháng 8/

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 99 - 100)

và người có chồng chết chưa làm lễ bỏ mả mà ngoại tình, tất cả những trường hợp ấy đều phải đưa ra xét xử và phải “cúng lợn cúng ché/ cúng xóa cây nêu cúng thần” [119, tr. 424] có vậy thì có chuyện gì mới khơng ai đổ tội được. Và luật tục cũng có những quy định nhằm tránh trường hợp vu khống cho người khác ngoại tình hoặc ghen tuông vô cớ tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, đặc biệt là ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình. Đây là một trong những biện pháp nhằm bảo đảm sự bền vững của hơn nhân, giữ gìn cuộc hơn nhân trong các DTTSTC Tây Nguyên và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.

Tuy nhiên, trong mối quan hệ giữa vợ và chồng, luật tục cũng thể hiện những điểm ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ.

Mặc dù chế độ hôn nhân một vợ một chồng được xác lập vững chắc trong cộng đồng DTTSTC Tây Nguyên, nhưng trong những hồn cảnh nhất định, người đàn ơng có thể lấy vợ hai. Tuy nhiên, chỉ có luật tục M’nơng quy định về điều này, và thông thường họ thuộc tầng lớp giàu có và có uy thế “Kiếm vợ hai phải đủ điều kiện”. Song, muốn lấy vợ lẽ, họ phải được vợ cả đồng ý, thậm chí cịn tốn nhiều của cải nộp cho bà ta nữa “Cưới vợ hai phải có rlung/ Rlung cho vợ cả một cái/ Rlung cho vợ mới một

cái/ …/ Thịt cưới phải đầy đủ/ Ché cưới phải đầy đủ/ Cưới vợ cả phải chém trâu/ Rước về nhà trâu chém trâu kéo/ Cưới vợ thứ phải chém trâu/ Rước về nhà trâu chém trâu kéo/ Ché tặng bên vợ phải đủ/ Của tặng bên vợ phải đủ/ Của chuộc vợ phải đầy đủ” [120, tr. 368]. Cũng loại trừ hiện tượng có người khơng thuộc tầng lớp nói trên

nhưng bất đắc dĩ cần lấy vợ hai, vì vợ trước vơ sinh hoặc bệnh tật ốm yếu, không lo toan, gánh vác được những thiên chức của người phụ nữ trong gia đình thì họ phải cưới thêm một người phụ nữ khác cho chồng của mình để có người sinh con đẻ cái, cùng lo toan cơng việc gia đình, hay bà đã già mà ơng ta cịn trẻ chẳng hạn. Khi đi thực tế cho đề tài, tôi thấy quan niệm này hiện nay vẫn được bảo đảm, nên ít có trường hợp có nhiều vợ, nhiều chồng. Nói như vậy khơng có nghĩa là khơng có, ở bn Trí A, xã Krơng na, huyện Bn Đơn, tỉnh Đắc Lắc có ơng Nguyễn Hữu Thọ, 52 tuổi, dân tộc Kinh, người tỉnh Thanh Hóa vào đây sinh sống, ơng Thọ đã có vợ ở q, tuy nhiên khi vào Tây Nguyên ông lấy thêm người vợ dân tộc M’Nông là Thị Tươi 45 tuổi ở Đắc Nơng, khi sang Đắc Lắc thì ơng lấy thêm chị Bốt, 48 tuổi người Gia rai. Hiện tại ơng vẫn đi lại giữa ba người vợ của mình, nhưng sống chung cùng người vợ thứ ba37.

Vì quan niệm hơn nhân theo chế độ mẫu hệ, nên vai trò của người phụ nữ trong gia đình được đặt lên cao và có sự phân cơng lao động rõ ràng, do đó, những bé gái ngay từ nhỏ đã phải làm quen về vị thế, trách nhiệm với gia đình, dịng tộc. Những

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 99 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(189 trang)
w