người mẹ, người dì trong gia đình đã sớm khuyên nhủ cũng như truyền lại những kinh nghiệm về hành vi, cách ứng xử...với hi vọng khi những bé gái lớn lên có thể thay thế vai trị của mình trong gia đình. Theo luật tục, phụ nữ khơng tham gia vào các cơng việc cộng đồng mà họ chỉ đóng vai trị là “nữ chủ nhân” trong gia đình với trách nhiệm ni dạy các con, lo toan cuộc sống gia đình, cịn các cơng việc ngồi xã hội sẽ do người đàn ơng đảm nhiệm. Điều đó đã phần nào hạn chế sự phát triển của người phụ nữ ngoài xã hội, hạn chế quyền tham gia vào chính quyền địa phương cũng như các đồn thể quần chúng của phụ nữ.
Và cũng chính vì quan niệm “mẫu hệ” nên người phụ nữ bao giờ cũng được ưu ái hơn người đàn ơng. Luật tục Ê đê có nhiều điều bênh vực quyền và lợi ích của người phụ nữ. Điều này thể hiện rất rõ trong những vụ xét xử có liên quan đến người phụ nữ, ý kiến của phụ nữ thường được các Pôphatkđi (người xử kiện) coi trọng. Luật tục Ê đê có câu “Êbuh mniê djê êkei” (Dịch sát nghĩa: Con gái ngã là
con trai chết). Theo đó, nếu người phụ nữ đã khai thì dù có hay khơng, người đàn
ơng cũng bị quy tội là đã có quan hệ bất chính với chị ta. Tiếp đó, nếu người đàn ơng có vợ sẽ bị vợ phạt. Nói chung, người ta tin lời nói của người phụ nữ, mặc dù có khi sự thật là khơng có. Đặc biệt là trong vấn đề ly hơn, lỗi của người phụ nữ bao giờ cũng được đánh giá nhẹ hơn so với đàn ông. Khi giải quyết các vụ kiện ly hơn, người ta vẫn có những quy định ưu tiên cho người phụ nữ “Trường hợp vợ chồng
xích mích, nếu người vợ chủ động xin ly hơn thì chỉ chịu phạt một phần trong khoản tiền thách cưới năm xưa, chia cho người chồng một ít tài sản nhưng nếu anh chồng nhất quyết xin ly hơn thì phải chịu phạt gấp đôi khoản tiền cưới trước đây và ra đi khỏi nhà tay trắng”38.
3.2.2. Đối với quan hệ giữa ông bà, cha mẹ với cháu, con
Mối quan hệ vợ - chồng quyết định sự tồn tại của gia đình nhưng gia đình có được bền vững và hạnh phúc hay khơng, các con có siêng năng, ngoan ngỗn hay khơng phần lớn phụ thuộc vào sự dạy dỗ của cha mẹ. Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, là nơi hình thành nhân cách của con người và cũng là nơi lưu giữ và trao truyền những giá trị truyền thống của gia đình và họ tộc. Luật tục quy định: “Hãy nói điều lành, dạy chuyện
tốt cho nhau/ Thì mới cùng nhau thấu hiểu mọi điều”. Ơng bà, cha mẹ phải có nghĩa vụ
dạy dỗ con, cháu nên người trong khuôn khổ chuẩn mực đạo đức của gia đình. Người Giarai có phương thức giáo dục lao động cho con em theo lối tự nhiên: “Khi các em mới 12, 13 tuổi, trẻ em trai gái đã biết cầm rìu chặt cây, cầm cuốc