61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh
3.4.4. Do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn bất cập, hạn chế và hiệu quả chưa cao
hạn chế và hiệu quả chưa cao
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Sau khi Luật HN&GĐ năm 2000 có hiệu lực, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 và khi Luật HN&GĐ năm 2014 có hiệu lực thì Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định việc áp dụng Luật đối với các dân tộc thiểu số ra đời. Các quy định của Luật và Nghị định trên đã kế thừa các quy định của Luật HN&GĐ trước đây, đồng thời ghi nhận những phong tục, tập quán tốt đẹp trong HN&GĐ của các dân tộc thiểu số, đảm bảo việc kết hôn do nam, nữ tự nguyện quyết định, không phân biệt đối xử trong kết hôn, kết hôn không phụ thuộc vào địa vị, thành phần xã hội, dân tộc, tôn giáo và quốc tịch, phù hợp với nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, bình đẳng và khơng phân biệt đối xử. Cơng tác phổ biến, giáo dục pháp luật HN&GĐ nói chung, việc áp dụng Luật HN&GĐ nói riêng đối với các dân tộc thiểu số đã góp phần quan trọng trong nâng cao sự hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật HN&GĐ của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và ở Tây Nguyên nói riêng.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên tuyền, giáo dục phổ biến pháp luật trong lĩnh vực HN&GĐ ở vùng dân tộc thiểu số cịn gặp nhiều khó khăn, trở ngại và hiệu quả chưa đạt được như mong muốn. Với địa bàn rộng lớn, địa hình phức tạp, giao thơng đi lại khó khăn, đại bộ phận người dân tộc ít người thường xuyên sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí tương đối thấp, tập quán “du canh, du cư”, nhiều hủ tục lạc hậu trong việc kết hơn, ly hơn, chăm sóc, giáo dục, ni dưỡng con hoặc bất bình đẳng nam nữ trong quan hệ hôn nhân… vẫn tồn tại. Mặc dù Luật HN&GĐ và các quy định pháp luật áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số đã có hiệu lực thi hành; cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về HN&GĐ đã được chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, các cơ quan bảo vệ pháp luật như Toà án, Viện kiểm sát thường xuyên thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, một bộ phận người dân, nhất là người đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa nhận thức được hoặc chưa nắm vững quy định pháp luật về HN&GĐ, về quyền và nghĩa vụ cũng như các nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ. Điều đó đã cản trở hơn nhân tiến bộ và hiệu lực, tính khả thi của Luật HN&GĐ cũng như Nghị định của Chính phủ, quy định về việc áp dụng Luật HN&GĐ đối với các dân tộc thiểu số. Vì vậy, phần lớn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống đều rơi vào các hộ nghèo, đối tượng vị thành niên, thanh niên thất học, hiểu biết pháp luật hạn chế và việc tiếp cận với các phương tiện thơng tin đại chúng cịn khó khăn.
Kết luận chƣơng 3
Các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên quan niệm hôn nhân là quy luật, bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời mỗi con người, đánh dấu bước trưởng thành và xác lập vai trị, vị trí của mỗi cá nhân trong gia đình, dịng họ và cộng đồng. Vợ chồng là một khái niệm cặp đôi, thể hiện sự cân bằng và bền vững, giống như lửa và nước, nồi và vung, cán dao với chuôi dao. Quan niệm như vậy, nên về vấn đề HN&GĐ, luật tục dành rất nhiều điều quy định chi tiết, cụ thể. Nội dung của luật tục các DTTSTC Tây nguyên về HN&GĐ được đề cập đến trong các lĩnh vực như nguyên tắc kết hôn “ngoại hơn dịng họ và nội hơn tộc
người”, điều kiện kết hôn, tiêu chuẩn chọn chồng, vợ, những trường hợp được phép kết
hôn, thủ tục kết hôn, lễ vật của lễ cưới, nơi cư trú sau hơn nhân. Bên cạnh đó cịn quy định những điều kiện đảm bảo cho cuộc hôn nhân được bền vững như quy định về quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và đặc biệt là những quy định về hình phạt trong lĩnh vực HN&GĐ.
Những quy định trên của luật tục đã ảnh hưởng tích cực đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ ở khu vực này như đề cao đạo lý chung thủy của vợ chồng, tạo ra ý thức trách nhiệm cho mỗi người trong đời sống hơn nhân từ đó tạo nên những cuộc hơn nhân bền vững, hạn chế tình trạng ly hơn; tạo nên sự gắn kết mật thiết giữa các thành viên trong gia đình, cùng chia sẻ khó khăn và cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, cũng có một số ảnh hưởng tiêu cực như tình trạng tảo hôn với độ tuổi kết hôn từ 13 tuổi đến 17 tuổi tùy dân tộc, đặc biệt là quan niệm tính tử hệ theo dịng mẹ dẫn đến tình trạng hơn nhân cận huyết thống. Ngồi ra, ngun tắc “nội hơn tộc người” cũng hạn chế sự tự nguyện trong việc tìm hiểu và lựa chọn người bạn đời của người DTTS. Đặc biệt là tục “nối dây” đã tạo nên tình trạng ép duyên hay cưỡng ép kết hôn, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc hôn nhân tự nguyện được quy định trong luật HN&GĐ. Ngồi ra cịn tạo nên sự bất bình đẳng đối với người phụ nữ, từ việc nếu khơng có “của cải” sẽ khơng lấy được chồng và hạn chế cơ hội tham gia vào công việc xã hội khi giữ quan niệm phụ nữ chỉ “tề gia nội trợ”.
Vì thế, để thúc đẩy quá trình thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng người DTTSTC ở Tây Nguyên, việc sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn pháp luật và quy định tiến bộ, phù hợp của luật tục là hết sức cần thiết. Đồng thời với q trình đó phải tiến hành kiên quyết loại bỏ các quy định lạc hậu, trái tinh thần, nguyên tắc của pháp
luật. Từ đó, cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên sẽ nhận thức được vai trò của pháp luật, sẽ điều chỉnh hành vi của mình sao cho khơng vi phạm quy định của luật tục nói riêng và pháp luật nhà nước nói chung để vừa mang tính đặc thù dân tộc, vừa mang tính địa phương theo tinh thần “giữ gìn bản sắc dân tộc”.
Chƣơng 4