32 Phỏng vấn ông Bơni Ya Ga, sinh 1950, dân tộc Chu ru, thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, Đơn Dương, ngày 21/5/2015 21/5/2015
thiếu ăn đừng bỏ nhau/ bị cháy nhà đừng bỏ nhau/Khi có nợ nần đừng bỏ nhau”. Nếu
xảy ra việc bất hịa giữa vợ chồng thì hai bên phải tìm hiểu và sửa chữa: “Ching khơng
kêu ta sửa một ngày/ Gong khơng kêu ta sửa một ngày/ Voi cịn bướng ta tập một ngày” [118, tr. 472]. Và cũng quy định nếu hai vợ chồng không ở với nhau “Phạt trâu đền danh dự/ Phạt heo để đãi làng/ Ở với nhau mà đã có con/ Bao nhiêu con đền bấy nhiêu trâu”33. Những điều này đã tác động đến nhận thức của các thành viên trong
cộng đồng, răn dạy và duy trì cuộc hơn nhân bền vững trong cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên một mặt duy trì cho cuộc hôn nhân bền vững, mặt khác đảm bảo cho cuộc sống hôn nhân của vợ chồng theo quy định của luật HN&GĐ.
Luật HN&GĐ hiện hành quy định về nghĩa vụ giữa vợ và chồng để có sự bình đẳng trong hơn nhân, thì luật tục các DTTSTC Tây Nguyên cũng có những quy định này. Khi ưng nhau, bắt nhau làm vợ làm chồng rồi thì phải có nghĩa vụ với nhau, cùng xây dựng gia đình và chăm sóc, giáo dục các con. “Vợ chồng như nồi và đũa/ Lúc giận
nói xong thì hịa/ Đừng xé rách chiếc chăn/ Đừng xé rách chiếc chiếu/ Làm rách váy, rách khố khó xử/ Khơng chửi nhau trong lúc ăn uống/ Vợ dệt vải, chồng đừng ngăn cản/ Chồng đan gùi, vợ đừng ngăn cản”[119, tr. 470]. Bên cạnh đó cịn khun người
chồng có trách nhiệm lao động để ni vợ, ni con của mình: “Chăm lo công việc
nương rẫy, trồng lúa cho vợ con, ni con cháu vui sướng, có như thế gia đình mới đơng vui, yên ấm”34; hay khuyên người vợ khi đang cãi nhau với chồng người vợ
không được lấy váy áo đập lên đầu chồng (luật tục Raglai) bởi đó là sự xúc phạm nặng
nề đối với người đàn ông, nếu không được tôn trọng họ sẽ dễ dàng bỏ đi, gia đình tan vỡ và đó cũng là hành động xấu của người phụ nữ mà xã hội lên án rất kịch liệt.
Ngược lại, luật tục luôn bảo vệ cho người phụ nữ trong gia đình, đồng thời cũng yêu cầu người phụ nữ có trách nhiệm với gia đình của mình. Đối với họ, người con gái nào khơng hồn thành vai trị của mình trong gia đình sẽ bị gia đình từ bỏ, cộng đồng cười chê “Hắn là đứa con gái cha mẹ khuyên không nghe …củi hắn không đi hái, rẫy
hắn không đi làm, công việc làm ăn hắn chẳng bao giờ nghĩ đến; bông hắn không đi hái, chỉ hắn không chịu se, cối chày giã gạo hắn khơng động đến, hắn trốn tránh mọi lao động”, vì thế “cha mẹ hắn sẽ chẳng lo lắng” [118, tr.157].
Tuy nhiên khi đi thực tế, tơi cũng thấy có những trường hợp vợ chồng mâu thuẫn với nhau, đánh nhau Ví dụ đầu năm 2016, vợ chồng anh Điểu Ngơn và Thị Din thôn 1 xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắc Nơng, có diễn ra tranh cãi sau
33 Phỏng vấn ông Bơni Ya Ga, sinh 1950, dân tộc Chu ru, thôn Ma Đanh, xã Tu Tra, Đơn Dương, ngày 21/5/2015 21/5/2015
đó, hai bên xảy ra xơ sát và anh Điểu Ngơn đánh vợ. Ngày hôm sau hai bên gia đình có đàm phán u cầu anh Điểu Ngơn phải giết một con heo, 1 ché rượu cần để xin lỗi vợ mình vì những hành động khơng đáng, hai bên gia đình đã tự thỏa thuận hịa giải với nhau35.
Kết quả khảo sát tại các buôn cho thấy những hành vi như cướp vợ hoặc cướp chồng của người khác, ngoại tình, khơng chăm sóc vợ con…thường được đưa ra xét xử với nhiều biện pháp trừng phạt khác nhau tùy từng vụ việc, nhưng thơng thường là hình thức cảnh cáo trước tồn buôn và phạt từ 1 đến 2 con heo, 1 ché rượu và đây cũng là một trong những nguyên nhân cho phép người phụ nữ được bỏ chồng. Khi đi thực tế, tôi cũng nhận được nhiều ý kiến ủng hộ các hình thức xử phạt nặng của luật tục đối với người chồng phạm lỗi nhằm mục đích hạn chế tình trạng ruồng bỏ vợ con, chểnh mảng cơng việc làm ăn, hạn chế tình trạng ly hơn. Trong chừng mực nhất định, điều đó cũng có tác động tích cực trong việc củng cố quan hệ vợ chồng, gia đình, bảo vệ lợi ích của người phụ nữ.
Trong gia đình, người vợ đóng vai trị quyết định mọi cơng việc trong nhà, trong khi người đàn ông đảm nhiệm vai trò kiếm ăn hàng ngày và giao tiếp ngoài xã hội “Ở
với bố mẹ ngươi là vua/ Về ở với vợ, với con ngươi trở thành tơi tớ”36 hay với vai trị là
người đi ni nhà vợ, người đàn ơng là người lao động chính làm ra của cải, vật chất cho
gia đình vợ, nếu lười biếng sẽ bị trả về gia đình và phải có trách nhiệm bồi thường lại gia đình vợ những phí tổn trong hơn lễ. Họ được quyền sử dụng tài sản do mình làm ra một cách thoải mái, nhưng tuyệt đối không được đem tài sản nhà vợ về nhà mẹ và chị em gái của mình. Như vậy, sự phân cơng lao động giữa vợ và chồng đã xác định rõ vai trò của vợ - chồng, vai trò của hai người này có tính chất bổ sung và phụ thuộc vào nhau. Người vợ tuy là chủ gia đình, là người quản lý tài sản nhưng lại phụ thuộc vào người chồng. Ngược lại, người chồng là người lao động chính để tạo ra của cải vật chất ni sống vợ con, gia đình, nhưng phụ thuộc vào người vợ.
Để đảm bảo sự bền vững của hôn nhân, luật tục các DTTSTC Tây Nguyên quy định cụ thể những hình phạt cho tội ngoại tình, “đây là một việc khơng cần nói nhiều,
không cần đi xa hơn nữa/ … không cần to họng cãi nhiều/… không cần đốt đuốc lên mới sáng tỏ/… đàn ơng có lỗi phải phạt đền cho vợ hắn, đàn bà có lỗi thì chịu phạt đền cho chồng hắn” [118, tr. 308-309]. Luật tục còn quy định cụ thể những trường hợp
ngoại tình giữa những người đã có vợ, có chồng và người chưa có vợ hoặc có chồng,