Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực như đã nêu thì trong lĩnh vực này, luật tục các DTTSTC Tây Ngun cịn có một số ảnh hưởng tiêu cực đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ. Đó là những ảnh hưởng sau:
Trước hết, nguyên tắc “ngoại hơn dịng họ” được luật tục quy định nhằm tránh trường hợp kết hôn cận huyết thống, ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai, nhưng cũng chính nguyên tắc này tạo ra hạn chế, cản trở việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng. Điều này, xuất phát từ quan niệm về dịng họ và cách tính dịng họ của cộng đồng người DTTSTC Tây Nguyên. Luật tục cấm kết hôn cả với những người cùng tên gọi dịng họ mà khơng có liên quan gì về mặt huyết thống dẫn đến sự hạn chế quyền bình đẳng và quyền tự do hôn nhân của nam, nữ khi lựa chọn bạn đời của mình. Chẳng hạn, năm 2011 ở Thơn K’Long, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, anh K’Biếu sinh năm 1986 và chị K’Dung sinh năm 1989 yêu nhau nhưng do cùng họ Liênghot mặc dù không liên quan đến huyết thống nhưng vẫn bị hai gia đình ngăn cấm, khơng cho lấy nhau, cuối cùng cả hai người không đến được với nhau, hiện anh K’Biếu đã lấy vợ ở Lạc Dương còn chị K’Dung lấy chồng ở Đơn Dương11.
Bên cạnh đó, vì theo chế độ mẫu hệ, các con tính họ theo dịng mẹ, nên luật tục cho phép kết hôn kiểu hôn nhân con cô, con cậu tức là các con của chị em gái có thể kết hơn với các con của anh em trai, vì chúng thuộc hai dòng họ khác nhau, trong khi các con của chị em gái vì cùng một dịng họ nên khơng thể lấy nhau. Hình thức kết hơn này được ưu tiên để duy trì, bảo vệ tài sản trong gia đình, dịng họ và “tiết kiệm” được nhiều của cải, chi phí cho đám cưới và lễ vật thách cưới. Việc con cô, con cậu kết hơn với nhau cịn được khuyến khích trong luật tục “Của cải khơng tách rời cho
người khác, phải nối lại con cháu để giữ lâu dài, không được để của cải mất đi”.12
Hay “Mài rìu, mài xà gạc thì tìm đá cứng/ Đặt bẫy bắt chim nên tìm lối mịn/ Lấy vợ
lấy chồng con cô con cậu” [88, tr.201].
Trước khi tiến hành thu thập thông tin phục vụ cho việc viết luận án, nhiều ý kiến nhận định rằng, kiểu hôn nhân con cô - con cậu đã khơng cịn từ mấy chục năm nay. Lý do là mặc dù thanh niên cho rằng quan hệ con cô - con cậu không là quan hệ họ hàng nhưng đó là quan hệ rất gần về mặt sinh học. Tuy nhiên, thông tin thu được từ thực tế cho thấy, các trường hợp kết hôn kiểu con cô - con cậu ở cộng đồng các DTTSTC Tây
Nguyên gần đây vẫn đang ở mức cao, Theo thống kê từ năm 2010 đến năm 2015 của tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn tỉnh có 31 cặp kết hôn cận huyết thống