Pháp luật hơn nhân và gia đình

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 54 - 57)

7 Hiện nay, ở Việt Nam vẫn cịn có những tranh luận về vấn đề này, nhưng trong tương quan với hai thiết chế mẫu hệ và phụ hệ, chỉ có thể tạm gọi thiết chế này là thiết chế gia đình song hệ

2.2.1. Pháp luật hơn nhân và gia đình

Gia đình là một tế bào của xã hội, là một nhóm xã hội, là cơ sở kiến tạo nên xã hội rộng lớn. Do đó, sự trường tồn của quốc gia, dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình. Gia đình phải là điểm xuất phát và trở về của mọi chính sách xã hội. Chính vì vậy, có thể nói HN&GĐ là vấn đề của mọi dân tộc và thời đại. Những quan điểm HN&GĐ của các quốc gia và khu vực khác nhau được quy định nên bởi chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của chính quốc gia đó. Dù được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng HN&GĐ đã thực sự trở thành một bộ phận không thể thiếu trong chiến lược phát triển con người nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung của mọi quốc gia. Vì thế, pháp luật HN&GĐ là bộ phận khơng thể thiếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ. Các quy định của pháp luật HN&GĐ chủ yếu điều chỉnh quan hệ kết hôn, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình như quan hệ giữa vợ và chồng, quan hệ giữa cha mẹ và con, ông bà và cháu, quan hệ giữa những người thân thích ruột thịt khác, và vấn đề chấm dứt quan hệ hơn nhân, hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Pháp luật HN&GĐ của nước ta hiện nay có các nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, quy định về điều kiện kết hôn, theo quy định của luật HN&GĐ hiện

hành, quy định về điều kiện kết hôn gồm 2 yếu tố là độ tuổi kết hôn và sự tự nguyện khi kết hôn.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ, tuổi kết hôn của nam là từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. Đây là tuổi tối thiểu cho phép nam nữ kết hôn. Khi đảm bảo về độ tuổi kết hôn, sự tự nguyện khi kết hôn là yếu tố bắt buộc thứ hai. Yếu tố tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hơn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hơn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên nam nữ không bị tác động bởi bên kia hay của bất kì người nào khác khiến họ phải kết hơn trái với nguyện vọng của họ. Sự thể hiện ý chí phải thống nhất với ý chí. Hai bên nam nữ mong muốn trở thành vợ chồng xuất phát từ tình yêu thương giữa họ và nhằm mục đích là cùng nhau xây dựng gia đình. Sự tự nguyện của hai bên nam nữ trong việc kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người. Sự tự nguyện của các bên trong việc kết hôn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho hơn nhân có thể tồn tại lâu dài và bền vững.

Bên cạnh đó, luật HN&GĐ cũng quy định những trường hợp cấm kết hôn là nam chưa đủ 20 tuổi hoặc nữ chưa đủ 18 tuổi hoặc cả nam và nữ đều không đạt độ tuổi theo quy định; một trong hai bên không tự nguyện khi kết hơn; các bên kết hơn giả tạo nhằm mục đích khác mà khơng phải nhằm mục đích xây dựng gia đình; một trong hai bên bị lừa dối khi kết hơn; một trong hai bên là người đang có vợ hoặc có chồng; hai bên kết hơn là những người cùng dịng máu trực hệ; hai bên kết hơn là những người có họ trong phạm vi ba đời; hai bên kết hơn là những người có quan hệ cha, mẹ ni với con ni hoặc đã từng có quan hệ cha mẹ ni với con ni; hai bên kết hơn là những người có quan hệ cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Để hướng dẫn thực hiện vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định cụ thể hóa những trường hợp cấm kết hơn này bằng Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2014 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ. Trong đó xác định rõ các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần vận động xóa bỏ và cấm áp dụng.

Các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cần vận động xóa bỏ gồm: kết hơn trước tuổi quy định của Luật Hơn nhân và gia đình; việc đăng ký kết hơn khơng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hơn nhân do khác dân tộc, tơn giáo; cấm kết hơn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; nếu nhà trai khơng có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả cơng cho bố, mẹ vợ; quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, khơng bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái.

Và các tập quán lạc hậu về HN&GĐ cấm áp dụng gồm: chế độ hôn nhân đa thê; kết hơn giữa những người có cùng dịng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi mơn, trâu, bị, chiêng ché… để dẫn cưới); phong tục “nối dây”; khi người chồng chết, người vợ góa bị ép buộc kết hơn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng góa bị ép buộc kết hơn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố; bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ơng góa vợ, nếu kết hơn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ; đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.

Quy định về quan hệ giữa vợ và chồng bao gồm những nghĩa vụ và quyền của vợ chồng được pháp luật HN&GĐ quy định xuất phát từ những quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân đã được ghi nhận trong Hiến pháp. Với tư cách là cơng dân, vợ chồng có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đó. Bên cạnh đó, vợ chồng cịn có nghĩa vụ với nhau, với gia đình và xã hội.

Quy định về việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng bao gồm quyền sở hữu tài sản chung, tài sản riêng; quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thừa kế tài sản được quy định trong Luật Hơn nhân và gia đình và trong Bộ luật Dân sự.

Thứ ba, quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình.

+ Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ và các con gồm quan hệ pháp luật về nhân thân giữa cha, mẹ - con và quan hệ pháp luật về tài sản giữa cha, mẹ - con.

Luật HN&GĐ quy định bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con. Những đòi hỏi về nghĩa vụ và quyền của ch mẹ và ngược lại là quyền và nghĩa vụ của con đối với cha mẹ. Đó là những quyền và nghĩa vụ liên quan đến quan hệ nhân thân và tài sản như giáo dục con, chăm lo và tạo điều kiện cho con học tập; quản lý tài sản riêng của con, cha mẹ phải bồi thường thiệt hại do con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự gây ra theo quy định của Bộ luật dân sự.…Hay con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, ni dưỡng cha mẹ.

+ Quan hệ giữa các thành viên khác trong gia đình

Các thành viên gia đình có quyền, nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ, tơn trọng nhau. Quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản của các thành viên gia đình quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ. Trong trường hợp sống chung thì các thành viên gia đình có nghĩa vụ tham gia cơng việc gia đình, lao động tạo thu nhập; đóng góp cơng sức, tiền hoặc tài sản khác để duy trì đời sống chung của gia đình phù hợp với khả năng thực tế của mình. Đó là quyền, nghĩa vụ của ơng bà nội, ơng bà ngoại đối với con cháu; quyền, nghĩa vụ của anh chị em; quyền, nghĩa vụ của cơ, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

Thứ tư, vấn đề chấm dứt hôn nhân

Nếu kết hơn là sự kiện bình thường, xác lập quan hệ hôn nhân, là thời điểm đầu tiên của hơn nhân thì trường hợp vợ, chồng chết là thời điểm cuối cùng và tất yếu của

hôn nhân. Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết hoặc Tịa án tun bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hơn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

Hơn nhân cịn có thể chấm dứt do ly hơn. Đây là hành vi pháp lý của vợ chồng hoặc của vợ hay của chồng yêu cầu Tòa án cho chấm dứt quan hệ hơn nhân. Theo đó, ly hơn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Luật HN&GĐ quy định nguyên tắc, căn cứ giải quyết ly hơn, trình tự, thủ tục giải quyết ly hơn cũng như việc liên quan đến tài sản và các con sau ly hôn.

Một phần của tài liệu ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT TỤC ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH TRONG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY (Luận văn Thạc sĩ) (Trang 54 - 57)