61 Nhật ký đi thực tế tại Đắc Lắc vào tháng 5/2016, phỏng vấn nữ, 30 tuổi, công chức, dân tộc Kinh
4.1.4. Phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc
tục đến việc thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình trong cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên phải gắn với phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp nơng thơn
Theo lý luận Triết học Mác - Lê nin thì vật chất quyết định ý thức. Chính vì vậy, để nâng cao được ý thức chấp hành pháp luật HN&GĐ thì phải coi trọng phát triển kinh tế - xã hội nhằm không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt của người DTTSTC. Trong điều kiện cả nước đang tập trung thực hiện các mục tiêu về xây dựng nông thôn mới, các giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của luật tục đến việc thực hiện pháp luật HN&GĐ trong cộng đồng
các dân tộc thiểu số tại chỗ ở Tây Ngun phải góp phần thúc đẩy cơng cuộc phát triển kinh tế, xã hội, giữ gìn trật tự trị an ở nơng thơn. Do đó, Nhà nước cần bố trí vốn đầu tư thích đáng hơn vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với việc xây dựng nơng thơn mới, phát triển tồn diện cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh gắn với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, quan tâm đúng mức đến giải quyết các vấn đề xã hội, làm tốt cơng tác xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước cần quan tâm đến đời sống gia đình, thúc đẩy phát triển sản xuất và sự làm giàu chính đáng. Thực hiện mạnh mẽ chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình bằng các giải pháp hữu hiệu để đồng bào DTTSTC hạn chế sinh đẻ, nhờ đó chăm sóc và ni dạy các con, nâng cao trình độ dân trí và xây dựng đời sống văn minh. Thực tế cho thấy, ở những nơi kinh tế phát triển mạnh, đời sống nhân dân được nâng cao thì những vấn đề tổ chức đời sống cộng đồng được tiến hành khá thuận lợi và ít có những biểu hiện tiêu cực trong trật tự an tồn xã hội. Giải quyết tốt những vấn đề kinh tế như chuyển dịch cơ cấu sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập… ở nông thôn là tiền đề vật chất, là cơ sở kinh tế để xây dựng đời sống cộng đồng. Trong các quan hệ kinh tế thì việc giải quyết các vấn đề về đất đai, vốn, việc làm… là những vấn đề then chốt. Song, mặt trái của kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay là có thể dẫn đến hiện tượng coi trọng lối sống vì đồng tiền, lối sống ích kỉ, sự phân hóa trong gia đình, vậy nên muốn xã hội phát triển và ổn định thì gia đình phải là hạt nhân và phải coi trọng vai trò của cả pháp luật lẫn luật tục.